Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


tiêu chuẩn chẩn đoán

(Tham khảo chính: ICPC2 )

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây. Đái tháo đường thai kỳ có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng, không áp dụng tiêu chuẩn dưới đây (Tham khảo bài Đái tháo đường thai kỳ).

 

Tiền đái tháo đường

Đái tháo đường

  1. Đường huyết tương lúc đói

100-125 mg/dL         

(5,6-6,9 mmol/L)

≥ 126mg/dL (7,0mmol/L)

 

  1. Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g đường

140-199 mg/dL           

(7,8-11mmol/L)

≥ 200mg/dL(11,1mmol/L)

  1. HbA1c

5,7-6,4%

≥ 6,5%

  1. Đường huyết tương bất kỳ kèm triệu chứng tăng đường huyết kinh điển

 

≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) 

Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường 
(Nguồn: Standards of medical care in diabetes, Diabetes Care, 2021)
*    Đường huyết tương lúc đói, đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g đường và HbA1c đều có giá trị như nhau để chẩn đoán đái tháo đường, không cần thiết phải làm tất cả các xét nghiệm để phát hiện đái tháo đường trên cùng một bệnh nhân. 
*    Trong những trường hợp không có tăng đường huyết rõ rệt, chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất.
*    Sự nhất quán giữa đường huyết đói và đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g đường là không hoàn toàn, cũng như sự nhất quán với HbA1c. So với điểm cắt của đường huyết đói và HbA1c, giá trị đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g đường nhạy hơn nên nhiều bệnh nhân được chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường hơn.  Ở những bệnh nhân có sự chênh lệch giữa giá trị HbA1c và đường huyết, giá trị đường huyết đói và đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g chính xác hơn. 
*    HbA1c phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm đã được chuẩn hóa theo chương trình chuẩn hóa Glyco-hemoglobin quốc gia (National Glyco-hemoglobin Standardization Program – NGSP) Ngoài ra, không dùng tiêu chuẩn HbA1c trên bệnh nhân có các bệnh lý về máu như: hồng cầu hình liềm, mang thai, thiếu men G6PD, mất máu, truyền máu, chạy thận nhân tạo, HIV,... Lợi điểm của xét nghiệm HbA1c là bệnh nhân không cần nhịn ăn, ít dao động do bệnh nhân ăn kiêng, stress hay mắc các bệnh cấp tính. Tuy nhiên, khuyết điểm là ngưỡng cắt cao hơn, dẫn đến việc trì hoãn chẩn đoán đái tháo đường, chi phí cao và đòi hỏi phòng xét nghiệm phải đạt tiêu chuẩn.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa
  • Phân loại
  • Dịch tễ
  • tiêu chuẩn chẩn đoán
  • Tầm soát ở người không có triệu chứng
  • Khám - đánh giá toàn diện bệnh nhân đái tháo đường
  • Quản lý bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP, TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm

    3982/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Trần Thị Khánh Tường.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tham khảo
    Giới thiệu chương trình học ECG C16
    Rượu bia
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space