Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khám lâm sàng

(Tham khảo chính: ICPC )

Khám lâm sàng

Mục tiêu của việc khám vú:

  • Phát hiện khối u vú (khác biệt với phần vú còn lại)
  • Phát hiện khối u có khả năng ác tinh
  • Tầm soát vú để phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm

Việc khám vú cần thực hiện bao gồm vùng cổ, ngực, cả hai vú, và nách. Việc khám vú là tốt nhất thực hiện khi hormon của vú được giảm thiểu, thường là 7-9 ngày sau khi bắt đầu có kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Thời điểm khám vú không quan trọng ở phụ nữ hậu mãn kinh, phụ nữ tiền mãn kinh mà đang uống thuốc ngừa thai hoặc phương pháp điều trị khác gây ức chế buồng trứng.

Nhìn: Bệnh nhân cần được khám ở cả vị trí thẳng đứng và nằm ngửa. Bệnh nhân cần được bộc lộvùng khám đến thắt lưng. Việc khám vú được bắt đầu với bệnh nhân ở tư thế ngồi với cánh tay thoải mái. Sau đó bệnh nhân được hỏi để nâng cao tay qua đầu để  phần dưới của vú có thể được quan sát. Cuối cùng, bệnh nhân nên đặt tay lên hông của mình để các vùng co rút có thể phát hiện. Cần nhìn kỹ để tìm:

  • Sự bất đối xứng: Quan sát hình dáng của vú và bờ viền của vùngnổi gồ lên.
  • Thay đổi da:Tìm các dấu hiệu co rút, loét,sưng, đỏ, mất màu da khu trú, da như vỏ cam (peau d’orange) hoặc biểu hiện của chàm (như đóng vảy, dày da).
  • Núm vú: Đánh giá sự đối xứng, lộn ngược hoặc co rút, tiết dịch núm vú.

SờSau khi khám cẩn thận, yêu cầu bệnh nhân cho phép sờ hạch vùng và vú.

  • Khám hạch tại chổ:Thăm khám khi bệnh nhân đang ngồi, cần lưu ý các hạch vùng cổ, thượng đòn, hạ đòn, vùng nách. Đểkhám hạch nách tốt nhất, yêu cầu bệnh nhân thư giãn vai và cho phép người khám nâng cánh tay bệnh nhân trong khi sờ vùng nách. Điều quan trọng là phải lưu ý sự hiện diện của bất kỳ khối sờ thấy và đặc điểm của chúng, dù  là mềm và di động hoặc cứng, chắc, cố định.
  • Khám vú: Nên được thực hiện bằng hai tay khi bệnh nhân vẫn còn trong tư thế ngồi, dùng một tay đỡ vú nhẹ nhàng và khám vú bằng tay kia. Sau đó, quá trìnhkhámvú được hoàn thành với bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, cánh tay cùng bên giơ cao lên đầu. Động tác này giúptrải rộng mô vú của bệnh nhân. 

Toàn bộ vú (6 vùng) cần được khám, bao gồm  các mô vú ở 4 vùng, ở đuôi nách mở rộng sang hai bên (về phía nách), ở vùng sâu dưới núm vú và quầng thâm quanh núm vú. Kỹ thuật sờ nên được thực hiện với mặt lòng của các ngón tay hơn là đầu các ngón tay. Chuyển động các ngón tay nhẹ nhàng với áp lực nhẹ, vừa và mạnh đảm bảo sờ được tất cả các vị trí của mô vú. Một bàn tay cố định vú trong khi tay kia được dùng để khám. 

Hình2. Khám vú ở cả hai tư thể thẳng đứng và năm ngửa

Hình 3. Chuyển động theo hình tròn của mặt lòng các ngón tay khi khám vú

Dấu hiệu cảnh báo đối với khối u vú

-Khối u cứng, bờ không đều

-Da nhăn nheo, lồi lõm

-Da phù nề (peau d’orange)

-Tiết dịch núm vú

-Núm vú xoắn vặn, biến dạng

-Núm vú bị chàm hóa

 

Một số đặc điểm "kinh điển" của tổn thương ung thư  được mô tả:

  • Tổn thương đơn độc
  • Mật độ cứng
  • Bờ không đều
  • Không di động

Trường hợp có khối uvú nghi ngờ, cần khảo sát kỹ gan, phổi và cột sống.

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Nguyên nhân
  • Lâm sàng
  • Khám lâm sàng
  • Một số hình ảnh ung thư vú
  • Nhũ ảnh
  • Siêu âm
  • MRI (cộng hưởng từ)
  • Sinh thiết
  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN CÓ KHỐI U VÚ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mục tiêu vì chất lượng và an toàn

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    5165/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giải pháp an toàn bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe ngoại trú theo nguyên lý y học gia đình

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mắc sai điện cực trước ngực
    Chẩn đoán phân biệt
    Sự ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên chức năng cơ thể
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space