Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


BỆNH SUY HÔ HẤP SƠ SINH VÀ BỆNH MÀNG TRONG (HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ NON THÁNG)

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

SUY HÔ HẤP SƠ SINH

  1. Tổng quan

Suy hô hấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Suy hô hấp có thể gây tử vong nhanh hoặc các di chứng lâu dài nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Suy hô hấp có thể gây ra bởi bệnh lý từ phổi hoặc ngoài phổi.

1.1 Triệu chứng của suy hô hấp

- Thở nhanh ≥ 60 lần/phút; Thở chậm < 30 lần/phút.

- Ngừng thở >20 giây hoặc < 20 giây kèm nhịp tim chậm <100 lần/phút hoặc SpO2 giảm

- Phập phồng cánh mũi.

- Co kéo lồng ngực.

- Thở rên.

- Tím tái.

1.2 Nguyên tắc cơ bản xử trí suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

- Thông đường thở.

- Cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn.

- Hỗ trợ hô hấp liên tục.

- Xử trí tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi gây chèn ép nếu có.

- Theo dõi liên tục nhịp tim, SpO2, các dấu hiệu suy hô hấp.

- Khi trẻ bị suy hô hấp, cần hạn chế can thiệp hay thủ thuật không cần thiết làm tăng stress cho trẻ.

- Điều kiện lý tưởng cho các cơ sở y tế chăm sóc điều trị trẻ sơ sinh là có máy CPAP di động, máy đo SpO2, bộ trộn oxy để biết nồng độ oxy hoặc bình thở oxy lưu lượng thấp

1.3 Chỉ định các phương pháp hỗ trợ hô hấp

Thở ôxy

- Trẻ thở gắng sức, tím hoặc SpO2 <90%.

- Thở ôxy đảm bảo SpO2 90-95%, nếu không có máy đo SpO2, cho thở ôxy lượng thấp nhất để trẻ hồng.

Thở CPAP

- Chỉ định thở CPAP cho trẻ sinh non có dấu hiệu thở rên, thở gắng sức ngay tại phòng sinh/phòng mổ.

- Chỉ định thở CPAP ngay sau sinh đối với tất cả trẻ sơ sinh cực non không tự thở được.

- Chỉ định thở CPAP khi trẻ thở oxy không cải thiện.

Thở máy

- Ngừng thở.

- Thất bại với thở oxy và CPAP.

- Suy tuần hoàn.

  1. Xử trí tại các tuyến

2.1. Tuyến xã.

- Nên chuyển tuyến các sản phụ có nguy cơ cao.

- Phát hiện kịp thời dấu hiệu suy hô hấp.

- Xử trí ban đầu trước khi chuyển tuyến:

+ Làm thông thoáng đường thở và cho thở ôxy.

+ Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, tiêm bắp kháng sinh ampicillin/penicillin và gentamicin.

- Chuyển tuyến an toàn.

2.2. Tuyến huyện.

- Khám lâm sàng, đánh giá mức độ suy hô hấp và làm các xét nghiệm cơ bản (công thức máu, X quang tim phổi), để xác định chẩn đoán và điều trị suy hô hấp.

- Điều trị các trường hợp suy hô hấp mức độ nhẹ và trung bình đòi hỏi thở oxy hoặc thở CPAP.

- Chăm sóc tư thế, hỗ trợ dinh dưỡng (sữa mẹ) qua ống thông dạ dày.

- Đảm bảo chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng bệnh nặng hơn hoặc tình trạng bệnh không cải thiện sau 2 ngày điều trị kháng sinh.

2.3. Tuyến tỉnh.

Như tuyến huyện và:

- Xét nghiệm xác định nguyên nhân suy hô hấp: X quang, cấy máu, cấy dịch nội khí quản, xét nghiệm công thức máu, các chỉ điểm nhiễm khuẩn nếu nghi ngờ.

- Xét nghiệm để điều chỉnh thông khí và dịch truyền phù hợp: khí máu, điện giải đồ.

- Xử trí:

+ Tùy mức độ suy hô hấp để quyết định phương pháp hỗ trợ hô hấp.

+ Điều trị suy hô hấp theo nguyên nhân.

+ Kháng sinh: xem kháng sinh bài viêm phổi.

+ Điều trị các rối loạn hoặc biến chứng kèm theo.

+ Chăm sóc hỗ trợ.

+ Chuyển điều trị theo chuyên khoa khi cần.

 

BỆNH MÀNG TRONG
(HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ NON THÁNG)

Bệnh màng trong hay còn gọi là Hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ non tháng do thiếu chất hoạt hóa bề mặt phế nang (surfactant), gây suy hô hấp sau sinh do xẹp phế nang. Trường hợp nặng nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng mức có thể dẫn đến tử vong hoặc gây biến chứng rò rỉ khí và loạn sản phế quản phổi.

  1. Tuyến xã.

- Phát hiện các thai phụ có nguy cơ sinh non chuyển tuyến.

  1. Tuyến huyện.

- Tiêm corticoid dự phòng cho thai phụ có nguy cơ sinh non vào tuần thứ 24-34 của thai kỳ.

- Chuẩn bị dụng cụ hồi sức tại phòng sinh trẻ non tháng. Chuẩn bị oxy qua thông mũi.

- Phát hiện dấu hiệu suy hô hấp trong vòng 24 giờ sau sinh.

- Xử trí:

+ Cung cấp oxy (khi cần).

+ Chuyển tuyến cho trẻ < 1800g (cân nhắc khả năng cứu sống cho trẻ cực non < 27 tuần, < 800g). Chuyển tuyến cho trẻ non tháng > 1800g có suy hô hấp.

+ Việc chuyển tuyến cần tiến hành khẩn cấp để trẻ có thể được sử dụng surfactant (khi có chỉ định) và hỗ trợ hô hấp sớm (khi cần).

- Chuyển tuyến an toàn. Chuyển đến tuyến tỉnh/thành phố nơi có đơn vị chăm sóc tăng cường sơ sinh (có thở máy sơ sinh và có đủ điều kiện sử dụng surfactant). Lưu ý hạ thân nhiệt khi chuyển viện.

- Thở NCPAP sớm cho trẻ sinh non suy hô hấp

  1. Tuyến tỉnh.

- Khám lâm sàng đánh giá mức độ suy hô hấp và các vấn đề phối hợp của trẻ non tháng.

- Xét nghiệm: công thức máu, X quang phổi, Khí máu động mạch. Các xét nghiệm tầm soát nhiễm khuẩn.

- Xử trí:

+ Hỗ trợ hô hấp. chọn phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) cho trẻ non tháng hơn là thở oxy qua thông mũi. Thở máy với thông khí nhẹ nhàng.

+ Sử dụng surfactant khi có chỉ định và có đủ điều kiện sử dụng. Đơn vị đã được chuyển giao kỹ thuật.

+ Điều trị các rối loạn kèm theo.

+ Sử dụng kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ viêm màng ối là nguyên nhân sinh non hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có nhiều thủ thuật xâm lấn.

+ Chăm sóc hỗ trợ trẻ non tháng.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phương pháp tiến hành

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yếu tố về phía nhân viên y tế

    Quản lý phòng khám ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    cách tiếp cận bệnh nhân phù

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    TƯ VẤN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
    KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
    Đặt vấn đề
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space