Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thăm khám vú

(Tham khảo chính: ICPC )

Thăm khám vú

4.1 Khám 2 vú

4.1.1 Tư thế ngồi:

- Cho khách hàng ngồi thẳng trên ghế, hai tay buông thõng, 2 bàn tay đặt lên 2 đầu gối, 2 chân song song và không bắt chéo

- Quan sát:

+ 2 vú để so sánh độ lớn, sự tương xứng, co kéo, bờ vú độ cao của núm vú vì có tình trạng chênh lệch về độ lớn của vú và độ cao của núm vú ở một số phụ nữ.

+ Núm vú: ngắn, dài, đầu núm vụ thụt vào trong, núm vú co rút, tiết dịch núm vú...

+ Thay đổi da ngực: màu sắc (tím bầm, sưng đỏ), da giống da cam, sần sùi, loét, phỏng da

+ Có thể cho khách hàng nghiên người, giơ cao tay để xác định thêm tình trạng dính của khối u, bất đối xứng của 2 vú

4.1.2 Tư thế nằm

- Sờ: cho khách hàng nằm ngửa hoặc tư thế Fowler (đấu cao 45o), kê gối hoặc khăn mềm dưới 2 vai và lưng cùng bên với vú được thăm khám

- Khi khám, duỗi thẳng lòng bàn tay duỗi thẳng, áp mô vú vào thành ngực. Sử dụng ngón tay thứ 2,3,4 để thăm khám. Xoa các ngón tay tại chỗ nhằm xác định:

+ Tính chất nhu mô tuyến vú: mềm, chắc

+ Tính đồng nhất: nhu mô vú đồng nhất, hay có vùng cộm hơn, khối u..

+ Điểm đau khu trú

+ Mô tả các đặc tính của khối u: số lượng, vị trí (nằm ở vị trí mấy giờ, cách núm vú bao nhiêu cm..), kích thước, hình dạng, mật độ, di động hay dính (dính vào da hay dính vào cơ..), nhạy đau khi sờ

Lưu ý:

- Không bóp vú hoặc kẹp mô vú giữa các ngón tay vì có khả năng tạo cảm giác bướu giả

- Thăm khám theo thứ tự phần tư này sang phần tư khác để tránh bỏ sót

- Tránh quên đuôi vú nằm trong hõm nách

4.2 Khám hạch

Lưu ý 7 nhóm hạch: (1) hạch nách trung tâm; (2) hạch cánh tay; (3) hạch gian ngực (nằm giữa cơ ngực lớn và cơ nực bé; (4) hạch dưới vai; (5) hạch ngực; (6) hạch cạnh ức; (7) hạch trên và dưới đòn

Khi thăm khám hạch cần chú ý:

- Bác sĩ đặt tay sâu vào trong hõm nách, hơi cong ngón tay và vuốt dọc theo thành ngực theo chiều từ trên xuống dưới và từ trước ra sau

- Mô tả: kích thước, vị trí, hình dạng, kích thước, di động hay dính, đau hay không đau

- Hạch đau thường có khuynh hướng là hạch viêm

4.3 Khám toàn thân

- Hỏi bệnh sử về các triệu chứng bất thường kèm theo

- Khám tổng quát với mục đích tìm di căn

- Ung thư vú thường cho di căn: phổi, gan, xương...

- Ghi tóm tắt các kết quả thăm khám vào sổ sức khỏe của khách hàng và hồ sơ lưu của bệnh viện

- Tư vấn và hẹn tái khám

4.4 Các bệnh lý tuyến vú thường gặp

4.4.1 Viêm tuyến vú và abces vú

- Hay gặp ở phụ nữ cho con bú (ứ sữa và tắc ống dẫn sữa)

- Viêm mô vú và nặng hơn là abces vú: khi bị bội nhiễm hoặc điều trị không phù hợp làm bệnh nặng hơn

4.4.2 Bướu sợi lành tuyến vú

- Phụ nữ trẻ

- Đặc điểm bướu: giới hạn rõ, mật độ chắc, di động, không đau, di động dưới da

- Nên khám ngay sau sạch kinh vì dễ sờ thấy khối u

4.4.3 Ung thư vú:

- Khai thác nhóm yếu tố nguy cơ như đề cập bên trên

- Có thể nhầm lẫn với bướu sợi lành trong giai đoạn sớm

- Các triệu chứng gợi ý: chảy dịch hồng, mật độ cứng, giới hạn không rõ, dính da, không di động, có hạch vùng đặc biệt là hạch nách

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Nguyên tắc
  • Qui trình khám vú
  • Khai thác thông tin
  • Thăm khám vú
  • Hướng dẫn tự khám vú
  • Tư vấn khách hàng
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đánh giá và điều trị đau khổ về tâm linh

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dát mạch máu (tache vasculaire)

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Ngoại tâm thu thất
    Sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em
    Đường dẫn bài kiểm tra
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space