Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ VÀ CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất giúp cho trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật đồng thời tăng cường sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới: 22% các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 13% trẻ dưới 5 tuổi bị tử vong có thể ngăn chặn được nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn.

  1. Khi mang thai.

- Giải thích: lợi ích của bú mẹ; Giải thích: thế nào là bú sữa mẹ sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn và lợi ích của nó

- Hỏi kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ.

- Giải thích tầm quan trọng của việc chăm sóc vú và núm vú, xin phép khám.

- Tạo niềm tin là tất cả bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ.

  1. Ngay sau đẻ.

- Thực hiện tiếp xúc da kề da ngay sau đẻ để giúp trẻ được bú sữa mẹ sớm (trong vòng 90 phút sau đẻ). Cho con nằm cạnh mẹ:

+ Mẹ dễ chăm sóc,theo dõi con.

+ Trẻ ít khóc hơn.

+ Thời gian bú mẹ được lâu hơn.

- Tư vấn về lợi ích của việc cho bú sớm:

+ Lợi ích của sữa non.

+ Sữa về sớm hơn.

+ Trẻ tăng cân tốt hơn.

+ Ít bị cương tắc sữa.

+ Không vắt bỏ sữa non, cần cho con bú cả sữa non.

- Hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng: Trẻ ngậm bắt vú đúng (Miệng trẻ mở rộng, Lưỡi trẻ hướng ra trước và có thể nhìn thấy được phía trên lợi. Môi dưới hướng ra ngoài. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ. Nhìn thấy quầng vú phía trên nhiều hơn quầng vú phía dưới)

+ Tư thế cho bú đúng (đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú, thân trẻ sát với mẹ, đỡ toàn bộ người trẻ)

+ Trẻ bú có hiệu quả (mút chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại rồi bú tiếp. Có thể nhìn hoặc nghe thấy tiếng trẻ nuốt).

- Phát hiện các trường hợp có khó khăn khi cho bú mẹ để hướng dẫn chi tiết.

- Cách giữ gìn nguồn sữa mẹ:

+ Uống nhiều nước.

+ Ăn đủ chất và tăng bữa.

+ Nghỉ ngơi đủ, ngủ 8 giờ/ngày hoặc hơn.

+ Giải thích về những thức ăn và những yếu tố có ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sữa (kể cả các thuốc).

+ Sử dụng bất kỳ thuốc gì đều phải có ý kiến của thầy thuốc.

  1. Cho con bú trong những ngày đầu.

- Giải thích những thay đổi về vú trong những ngày đầu.

- Không hạn chế số lần cho trẻ bú, cho bú theo nhu cầu, ít nhất là 8 lần/ngày, cả ngày và đêm.

- Bú hết sữa một bên vú mới chuyển sang bên kia.

- Không dứt vú khi bé chưa muốn thôi bú.

- Chỉ cho bú sữa mẹ, không cho trẻ ăn hay uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.

- Nếu vú cương đau hoặc trẻ khó bắt vú giai đoạn đầu: hướng dẫn bà mẹ vắt sữa và giải thích cho bà mẹ yên tâm là vấn đề này sẽ được giải quyết, trẻ sẽ bú lại được bình thường.

  1. Cho trẻ non tháng, nhẹ cân bú mẹ.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

- Giúp bà mẹ yên tâm là có thể nuôi con bằng sữa mẹ.

- Khuyến khích bà mẹ vắt sữa từ ngày đầu.

- Để giúp sữa chảy tốt, nhắc người mẹ vắt ít sữa trước lúc cho bé bắt vú.

- Nếu trẻ không bú được, cần vắt sữa, cho ăn bằng thìa và cốc sạch, tốt nhất là luộc các dụng cụ trước khi cho trẻ ăn.

- Giải thích cho bà mẹ là trẻ sẽ lớn dần và bú tốt hơn.

  1. Cho trẻ sinh đôi bú.

- Giúp bà mẹ yên tâm là với 2 bầu vú, bà mẹ có thể nuôi cả 2 con.

- Có thể cho cả 2 trẻ bú cùng một lúc hoặc 1 trẻ bú trước, 1 trẻ bú sau.

- Nếu cả 2 trẻ cùng bú:

+ Đặt 1 gối bên dưới để đỡ hai tay bà mẹ (tư thế ngồi).

+ Đặt mỗi trẻ bên dưới 1 cánh tay

- Nếu 1 trẻ yếu hơn, cần lưu ý cho trẻ này bú đủ, có thể vắt giúp sữa khi trẻ bú.

- Động viên bà mẹ kiên trì. Trẻ sinh đôi thường là non tháng, thấp cân, cần nhiều thời gian mới thích nghi được với việc bú mẹ.

- Hướng dẫn bà mẹ và gia đình về nhu cầu ăn uống trong trường hợp sinh đôi.

  1. Trường hợp mẹ bị giang mai và viêm gan đang tiến triển:

Không cho con bú khi mẹ có tổn thương núm vú (nứt núm vú..) và con đang có tổn thương ở miệng: tưa miệng, viêm lợi...Cần vắt bỏ sữa đến khi điều trị ổn định tiếp tục cho con bú mẹ trở lại

  1. Tư vấn về việc nuôi con bằng sữa mẹ ở trẻ có mẹ nhiễm HIV:

Đối với bà mẹ bị nhiễm HIV cần:

- Tư vấn để nguời mẹ chọn cách nuôi dưỡng phù hợp:

- Tư vấn về lợi ích của sữa mẹ và nguy cơ lây truyền HIV sang con.

- Tư vấn về dùng sữa thay thế và các nguy cơ mắc bệnh nếu dùng sữa thay thế không đúng cách

- Tư vấn khuyến cáo chung về nuôi dưỡng trẻ theo tuổi

* Nếu người mẹ nhiễm HIV chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ cần:

- Nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, tuyệt đối không nuôi hỗn hợp.

- Tư vấn: tư thế bú, cách ngậm bắt vú đúng, xử trí nứt núm vú, viêm vú.

- Nên ngừng bú sớm (6 tháng) để hạn chế nguy cơ truyền HIV;

- Cần tư vấn các điều kiện cần có để nuôi bằng thức ăn thay thế trước khi ngừng cho trẻ bú mẹ

- Không bao giờ cho bú lại khi đã ngưng bú vì sẽ làm tăng cao khả năng lây truyền HIV cho con.

 

CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO

  1. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo tại tuyến xã.

Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng khuyến khích và hướng dẫn bà mẹ:

- Thực hiện tiếp xúc da-kề-da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi lọt lòng mẹ.

- Hỗ trợ người mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ khi trẻ ở trên ngực, tiếp xúc da-kề-da với mẹ.

- Nếu phải chuyển tuyến, cố gắng để trẻ tiếp xúc da-kề-da với mẹ hoặc với các thành viên khác trong gia đình trên đường chuyển.

  1. Tại tuyến huyện trở lên.

Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng khoa Sản và khoa Nhi thực hiện phương pháp Kangaroo cần phải được đào tạo về kỹ năng tư vấn và phương pháp thực hiện chăm sóc này. Tại khoa phòng cần bố trí một hoặc vài phòng riêng cho hoạt động này.

2.1. Tiêu chuẩn chọn trẻ để thực hiện phương pháp Kangaroo.

- Trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân không có dấu hiệu bệnh lý hoặc đã vượt qua giai đoạn bệnh lý nặng.

- Không phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nữa

- Nếu có điều kiện, có thể thực hiện phương pháp Kangaroo sớm cho những trẻ đang được hỗ trợ nuôi dưỡng tĩnh mạch, ……

- Có đáp ứng tốt với các kích thích.

2.2. Yêu cầu đối với người mẹ tham gia thực hiện phương pháp Kangaroo.

- Tự nguyện, hợp tác thực hiện phương pháp Kangaroo theo hướng dẫn.

- Sức khỏe tốt.

- Dành toàn bộ thời gian thực hiện phương pháp Kangaroo.

- Thực hiện vệ sinh tốt.

- Có thêm một người nhà thích hợp, tự nguyện, nhiệt tình thực hiện phương pháp Kangaroo để có thể thay thế người mẹ khi cần.

2.3. Nội dung thực hiện phương pháp Kangaroo.

- Hướng dẫn đặt trẻ và giữ trẻ ở vị trí Kangaroo.

- Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ khi đang thực hiện phương pháp Kangaroo.

- Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh và theo dõi cho trẻ hàng ngày, các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ và cách xử trí kịp thời.

- Kích thích và mát xa cho trẻ.

- Hỗ trợ bà mẹ: hướng dẫn cách vận động, thư giãn cơ thể và giải tỏa những nỗi lo lắng, sợ hãi...

2.4. Tiêu chuẩn ra viện.

- Đối với trẻ:

+ Trẻ không có biểu hiện bệnh lí.

+ Trẻ bú mẹ được.

+ Trẻ đã tăng cân: 15-20 g/kg mỗi ngày và trong ít nhất 3 ngày liên tiếp.

- Đối với bà mẹ:

+ Thành thạo cách thực hiện tiếp xúc da-kề-da tiếp tục cho trẻ tại nhà.

+ Biết cách điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ như tăng thời gian tiếp xúc da-kề-da nếu trẻ lạnh tay, chân hoặc nhiệt độ môi trường thấp về ban đêm.

+ Biết cách chăm sóc, theo dõi tại nhà và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm đưa trẻ đến khám kịp thời.

+ Biết nơi khám chăm sóc sức khỏe định kì, thời gian khám lại và nội dung khám.

- Hướng dẫn khi ra viện: cấp tờ rơi, hướng dẫn thực hiện phương pháp Kangaroo ngoại trú và hẹn khám lại.

  1. Thực hiện phương pháp Kangaroo cho trẻ phải chuyển viện.

- Nếu trẻ có chỉ định chuyển viện: giải thích, động viên và giúp đỡ người mẹ hoặc người đi cùng với trẻ, đảm bảo cho trẻ vẫn được chăm sóc tiếp xúc da-kề-da trên đường chuyển.

- Để trẻ ở vị trí Kangaroo khi thực hiện các chăm sóc khác trên đường vận chuyển (thở oxygen, cho ăn sữa mẹ qua ống thông hoặc nhỏ giọt...).

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các nhóm nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Công nghệ thông tin

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các chẩn đoán phân biệt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁ THAI BẰNG THUỐC
    Mục tiêu
    Tiếp cận các vấn đề của nhi khoa k45
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space