Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


PHỐI HỢP CHUYÊN NGÀNH SẢN KHOA VÀ NHI KHOA TRONG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

  1. Tại tuyến xã.

1.1. Chăm sóc trước và trong thời gian mang thai.

Cán bộ thực hiện là bác sĩ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi hoặc điều dưỡng sản nhi đang làm việc tại trạm y tế xã chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ. Nội dung thực hiên:

- Giáo dục giới tính, tình dục an toàn và cung cấp các kiến thức chuẩn bị làm mẹ cho trẻ gái ở tuổi vị thành niên.

- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ KHHGĐ.

- Tư vấn, chăm sóc trong thời gian mang thai (theo các nội dung trong phần chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang thai).

- Quản lý thai.

- Nhận biết thai có nguy cơ để chuyển tuyến đúng chỉ định.

1.2. Chăm sóc tại cuộc đẻ.

Cán bộ thực hiện là bác sĩ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi tại trạm y tế xã. Cán bộ đỡ đẻ phải được đào tạo về kỹ năng, kiến thức cơ bản về chăm sóc sản khoa và sơ sinh thiết yếu, thực hiện các nhiệm vụ:

- Cung cấp dịch vụ đỡ đẻ an toàn cho các trường hợp đẻ thường và nhận biết, xử trí (hoặc chuyển viện) kịp thời các biến chứng cho cả bà mẹ và trẻ.

- Chăm sóc mẹ: bảo đảm đẻ sạch, sử dụng biểu đồ chuyển dạ để nhận biết và xử trí được các bất thường trong chuyển dạ và các biến chứng sau sinh.

- Chăm sóc con: thực hiện các chăm sóc thiết yếu cho trẻ sớm ngay sau sinh, trong ngày đầu và tuần đầu sau sinh.

1.3. Chăm sóc sau sinh.

- Tại trạm y tế: nội dung chăm sóc bà mẹ sau đẻ đã được hướng dẫn ở phần Chăm sóc bà mẹ. Khi theo dõi sức khỏe bà mẹ, cán bộ y tế phải đồng thời thực hiện các chăm sóc sơ sinh thiết yếu và theo dõi trẻ trong những ngày đầu sau sinh. Khám toàn thân cho cả mẹ và con trước khi cho về nhà.

- Trường hợp cần chuyển tuyến: Khi chuyển phải cung cấp đầy đủ và cụ thể các thông tin về cuộc đẻ, tiền sử sản khoa và các diễn biến bệnh của trẻ và các xử trí đã làm. Thực hiện đúng tất cả các bước chăm sóc chuyển viện an toàn.

- Theo dõi tại nhà: ít nhất 1 lần trong vòng tuần đầu sau đẻ cho cả mẹ và con. Các nội dung khám trẻ sơ sinh cũng bao gồm các vấn đề như đã theo dõi ở cơ sở y tế về bú mẹ, tình trạng rốn, da, phát hiện các tình trạng bệnh lý. Cần chú ý phát hiện sớm vàng da bệnh lý, kiểm tra tình trạng tiêm chủng, tăng cân và phát triển của trẻ.

  1. Tại tuyến huyện.

Cán bộ thực hiện là bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng trong khoa sản và khoa nhi được đào tạo về chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và hồi sức sơ sinh. Nội dung thực hiện gồm:

- Thực hiện tất cả các nội dung như ở trạm y tế xã và:

- Trong phòng đẻ phải có bàn hồi sức sơ sinh.

- Khi trẻ sơ sinh có vấn đề về sức khỏe cần chuyển sang điều trị ở khoa Nhi. Khi chuyển phải cung cấp đầy đủ và cụ thể các thông tin về cuộc đẻ, tiền sử sản khoa và các diễn biến bệnh của trẻ và các xử trí đã làm.

- Các trường hợp tiên lượng đẻ khó cần hội chẩn, nên có cán bộ y tế đã được đào tạo về Hồi sức sơ sinh tham gia cuộc đẻ để có thể xử trí kịp thời các vấn đề có thể xảy ra đối với trẻ.

- Các trường hợp tiên lượng đẻ khó cần hội chẩn

- Nếu phải chuyển lên tuyến trên, thực hiện đúng tất cả các bước chăm sóc chuyển viện an toàn.

  1. Tại tuyến tỉnh: phối hợp Sản-Nhi cần thực hiện toàn diện cả về tổ chức, nhân lực và nội dung

3.1. Tổ chức.

- Có nơi hồi sức sơ sinh trong phòng đẻ/phòng mổ và được trang bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết.

- Cần bố trí khoa Sản và khoa Nhi ở gần nhau.

- Có đơn vị sơ sinh trong khoa Nhi, có phòng hồi sức cấp cứu sơ sinh với đủ trang thiết bị cần thiết cho các hồi sức sơ sinh cơ bản và toàn diện. Phải bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh và phòng chống nhiễm khuẩn.

3.2. Nhân lực.

- Bác sĩ, nữ hộ sinh khoa Sản phải thực hiện thành thạo cấp cứu, hồi sức trẻ ngạt, chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh trong ngày đầu, tuần đầu sau sinh.

- Bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi phải được đào tạo về chăm sóc và cấp cứu sơ sinh.

- Các bác sĩ, điều dưỡng trong đơn vị sơ sinh cần được đào tạo sâu về chuyên khoa sơ sinh.

3.3. Nội dung thực hiện.

- Các bà mẹ mang thai có nguy cơ cần được hội chẩn giữa các bác sĩ sản và nhi để tiên lượng cuộc đẻ và có hướng xử trí phù hợp cho cả mẹ và con.

- Phối hợp theo dõi bà mẹ mang thai có nguy cơ và trẻ sơ sinh tại cuộc đẻ:

+ Chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý: khi trẻ sơ sinh tại khoa Sản có vấn đề về sức khỏe cần có hội chẩn với bác sĩ Nhi về chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, tư vấn. Nếu quá khả năng chăm sóc tại khoa Sản chuyển trẻ sang khoa Nhi điều trị. Khi chuyển trẻ phải cung cấp đầy đủ thông tin về mẹ, cuộc đẻ và trẻ. Cần có sự chia sẻ trách nhiệm khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra đối với trẻ.

+ Trẻ sơ sinh bệnh khi chuyển sang khoa Nhi cần được bố trí nằm cùng với mẹ nếu có điều kiện và bệnh không quá nặng.

+ Nếu bà mẹ cần phải tiếp tục điều trị, theo dõi, cán bộ Sản cần thăm khám và chăm sóc cho bà mẹ.

- Những nơi có điều kiện thực hiện sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh: các cán bộ khoa Sản và khoa Nhi hợp tác tiến hành các hoạt động:

+ Truyền thông cung cấp kiến thức cho cộng đồng.

+ Tư vấn di truyền, bệnh tật.

+ Tổ chức mạng lưới, thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên diện rộng.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    8.1. Cấp cứu trước viện

    4689/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH BÉO PHÌ

    2892/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cận lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán và điều trị dự phòng hen phế quản
    Hướng dẫn học trực tuyến K36
    Phẫu thuật giảm béo phì
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space