Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG 6 TUẦN ĐẦU SAU ĐẺ CHĂM SÓC DA VÀ TẮM BÉ

(Tham khảo chính: 2919/QĐ-BYT )

A. CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG 6 TUẦN ĐẦU SAU ĐẺTÓM TẮT6 tuần đầu sau đẻ là thời kỳ hậu sản. Các nội dung thăm khám tập trung vào các diễn biến của bà mẹ và trẻ sơ sinh, phát hiện các bất thường và cung cấp tư vấn. Cán bộ y tế xã và y tế thôn bản là những người có thể cung cấp tốt nhất dịch vụ này. 1-2 tuần thăm khám một lần là lý tưởng.NỘI DUNG CHĂM SÓC1. HỎI1.1. Hỏi về mẹ- Tình hình chung, nghỉ ngơi, ngủ, ăn uống- Sốt- Đại, tiểu tiện- Đau bụng dưới- Dịch âm đạo: số lượng, màu sắc, mùi…- Cho bú: số lần cho bú trong ngày, cách bú, lượng sữa mẹ…- Đã uống viên sắt, vitamin A chưa- Có kinh lại chưa- Các nhu cầu về KHHGĐ- Những lo lắng, thắc mắc liên quan đến sức khỏe mẹ và con1.2. Hỏi về con- Bú: số lần bú, bú thế nào- Ngủ- Đái, ỉa- Đã tiêm phòng những loại vắc xin nào2. KHÁM2.1. Khám mẹ- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng- Kiểm tra vú và các vấn đề liên quan đến cho bú.- Nắn bụng để kiểm tra co hồi tử cung: mỗi ngày tử cung co nhỏ 1cm. Sau 2 tuần không còn nắn thấy đáy tử cung trên mu. Những ngày đầu có thể có đau do co hồi.- Sản dịch: trong 2 tuần, số lượng sản dịch khoảng 1500ml. Ngày đầu có thể ướt hết 4-5 băng vệ sinh, số lượng giảm dần. Về màu sắc: sản dịch lúc đầu đỏ, sau nhạt dần, từ ngày 5 - 10 sản dịch lờ lờ máu cá, sau đó là vàng nhạt của thanh huyết. Mùi tanh nồng nhưng không hôi. Mùi hôi là biểu hiện của nhiễm khuẩn.- Tầng sinh môn đã liền tốt chưa.- Đặt mỏ vịt nếu nghi có viêm sinh dục2.2. Khám con- Thể trạng, cân nặng.- Thở: tần số thở, tiếng thở.- Mắt.- Da, rốn3. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC3.1. Chăm sóc mẹ- Sau mỗi lần đại tiểu tiện phải rửa sạch hoặc lau âm hộ- Có thể tắm hàng ngày bằng nước ấm- Đồ mặc rộng rãi, sạch sẽ và giữ bé sạch sẽ- Chế độ ăn đủ chất để có đủ sữa.- Cho con bú đều đặn- Sau 1 tuần có thể làm các việc nhẹ. Tránh làm việc nhiều, lao động nặng gây sa sinh dục- Thể dục: nếu có điều kiện nên làm các động tác thể dục giúp phục hồi cơ bụng, cơ tầng sinh môn, tránh táo bón, giúp ăn ngon.- Quan hệ tình dục: nên tránh trong 6 tuần vì dễ gây nhiễm khuẩn, sang chấn như rách túi cùng sau.- Trở lại khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường (xem mục 4 trong bài).- Cần đưa con đi tiêm chủng đúng lịch.- Cần áp dụng các biện pháp tránh thai sớm.3. 2. Chăm sóc conChăm sóc trẻ trong vòng 6 tuần đầu sau đẻ chủ yếu là thực hiện ở nhà. Người hộ sinh cần hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc. Trong tháng đầu, cán bộ y tế cố gắng đến thăm khám trẻ ít nhất 1 - 2 lần tại nhà.Nội dung chăm sóc:- Các chăm sóc giống như trong phần chăm sóc trẻ trong vòng 1 tuần đầu sau đẻ bao gồm:+ Chăm sóc chung hàng ngày+ Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn+ Chăm sóc mắt+ Chăm sóc rốn: rốn rụng vào ngày thứ 7 - 10, liền sẹo khoảng vào ngày thứ 15.+ Vệ sinh thân thể và chăm sóc da+ Theo dõi trẻ: màu da, nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt, bú mẹ, rốn.+ Hướng dẫn bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay- Đánh giá tình trạng xem con có phát triển bình thường không+ Kiểm tra cân nặng, theo dõi tăng cân.+ Phát hiện sớm bất thường về thính giác.- Tìm hiểu và hỗ trợ giải quyết các vấn đề bà mẹ lo lắng- Nếu trẻ có các tình trạng đặc biệt (đẻ non/nhẹ cân; các vấn đề về nuôi dưỡng; bị bệnh, HIV......) cần được chăm sóc theo dõi đặc biệt.- Xử trí và hướng dẫn bà mẹ giải quyết một số vấn đề thông thường: trẻ bị nhiễm khuẩn tại chỗ, mẹ có khó khăn khi cho con bú . v.v.....- Khi trẻ được 6 tuần tuổi: tiêm vắc xin BH - UV - HG, uống vắc xin bại liệt và tiêm nhắc lại viêm gan B.4. PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG VÀ XỬ TRÍ4.1. Mẹ- Có thiếu máu: điều trị thiếu máu- Có nhiễm khuẩn: điều trị nhiễm khuẩn- Cương vú và nứt núm vú: đánh giá bữa bú và có lời khuyên thích hợp- Có bệnh lý khác: chuyển tuyến- Nếu bình thường:+ Thảo luận và hướng dẫn thực hiện một biện pháp KHHGĐ+ Ghi phiếu theo dõi4.2. Con- Nếu có bất thường: chuyển tuyến- Nếu trẻ không tăng cân: đánh giá bữa bú.- Nếu bình thường:+ Hướng dẫn về vệ sinh, cho bú, giấc ngủ, theo dõi tăng trưởng, tiêm chủng+ Ghi phiếu theo dõiGhi chú: Thăm tại cơ sở y tế hoặc tại nhàTóm tắt chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 6 tuần sau đẻHỏi Khám Phát hiện Xử tríMẹ- Tình hình chung- Nghỉ, ngủ- Ăn uống- Sốt- Đại tiểu tiện- Đau bụng dưới- Dịch âm đạo- Sữa(có đủ cho con bú)- Đã uống:+ Viên sắt+ Vitamin A- Có kinh lại chưa?- Đã giao hợp chưa?- Các nhu cầu KHHGĐ - Mạch- Thân nhiệt- Huyết áp- Cân nặng- Kiểm tra vú (các vấn đề về cho bú)- Bụng (tử cung đã co hồi hoàn toàn?)- Tầng sinh môn- Dịch âm đạo- Đặt mỏ vịt kiểm tra (nếu nghi có viêm sinh dục) - Có thiếu máu- Có nhiễm khuẩn- Có bệnh lý khác - Điều trị thiếu máu- Điều trị nhiễm khuẩn- Chuyển tuyến- Thảo luận và hướng dẫn thực hiện một biện pháp KHHGĐ- Ghi phiếu theo dõiHỏi Khám Phát hiện Xử tríCon- Bú- Ngủ- Đái, ỉa-Các loại vắc xin đã tiêm - Thể trạng- Thở- Cân nặng- Mắt- Da- Rốn - Nếu có bất thường- Nếu bình thường - Chuyển tuyến- Hướng dẫn+ Vệ sinh+ Cho bú+ Cho ngủ+ Theo dõi tăng trưởng+ Tiêm phòng- Ghi phiếu theo dõiB. CHĂM SÓC DA VÀ TẮM BÉThông điệp chủ chốtHướng dẫn bà mẹ và người thân cách để họ có thể chăm sóc da của trẻ và các bước tắm cho trẻ phù hợp. Nếu có các sản phẩm chăm sóc da riêng như dầu, kem thì tốt, nếu không chỉ cần dùng nước ấm.Da của trẻ sơ sinh mỏng manh, chưa hoàn thiện và dễ tổn thương hơn rất nhiều so với da trẻ lớn. Vì vậy, chăm sóc da và tắm cho trẻ đúng cách để không làm hại đến da trẻ là hết sức quan trọng. Đây là những thực hành thiết yếu giúp làm sạch các chất bám bẩn trên da, bảo vệ da khỏi nhiễm khuẩn và giúp da thực hiện được các chức năng quan trọng như giữ nước, điều hòa thân nhiệt. Hơn thế nữa khi chăm sóc da cho trẻ, người mẹ có thể quan sát và phát hiện sớm được các bất thường ở trẻ nhỏ nhiễm khuẩn da, mắt, rốn …để có thể xử trí kịp thời1. CHĂM SÓC DA- Cần bảo vệ sự toàn vẹn da của trẻ để tránh sự xâm nhập của những tác nhân gây hại. Trẻ cần được nằm trong phòng ấm, cùng với mẹ. Sử dụng áo, tã lót mềm, thấm nước. Không dùng kim băng hoặc các loại cặp nhựa cứng dễ làm xây xát da. Các đồ vải dùng cho trẻ cần được giặt sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc là (ủi) trước khi dùng- Không để da trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.- Trẻ trong vài ngày đầu sau sinh, cần lau rửa, vệ sinh hàng ngày, không cần thiết phải tắm hàng ngày trừ một số trường hợp đặc biệt. Khi lau rửa, vệ sinh da cho trẻ cần làm theo các bước sau:+ Rửa sạch tay+ Chuẩn bị 1 chậu nước ấm, khăn bông sạch và khãn mềm nhỏ để lau rửa cho trẻ.+ Ðể trẻ nằm trên giường hoặc chỗ nào thuận tiện để lau rửa cho trẻ những cần chú ý trải khăn ấm cho trẻ nằm.+ Dùng khăn lau nhúng vào chậu nước ấm, vắt nhẹ rửa mặt cho trẻ, lau 2 mắt trước, lau từ khóe mắt ra 2 bên đuôi mắt, tiếp đến nhẹ nhàng lau xuống mũi, mồm và ra sau hai tai. Lau phía ngoài mặt trong vành tai, phía trong lỗ mũi, không ngoáy sâu vào trong.+ Lau vùng đầu, cẩn thận lau vòng xuống cổ, cằm. Chú ý nhẹ nhàng lau sạch ở các nếp gấp ở cổ và gáy. Dùng khăn bông lau khô vùng đầu và mặt.+ Tiếp đến cởi áo trẻ và lau ngực, nách và tay. Chú ý lau sạch các nếp gấp. Lau khô ngay các vùng vừa lau khăn ướt xong.+ Quấn khăn ấm ở vùng trên thân trẻ, thay khăn lau khác hoặc giũ khăn cũ vào chậu nước, tiếp tục lau vùng đùi và và chân, chú ý lau sạch vùng nếp gấp và từng ngón chân. Lau khô và phủ khăn giữ ấm cho trẻ.+ Thay tã và lau vùng sinh dục và mông:• Ðối với trẻ gái lau nhẹ từ trước ra sau. Nếu ở trẻ sơ sinh có một ít xuất tiết dịch âm đạo, nhẹ nhàng lau sạch.• Ðối với trẻ trai: Lau đầu dương vật, vùng bìu rồi ra sau vùng hậu môn. Nếu có cặn bẩn ở đầu dương vật, nhẹ nhàng lau đi nhưng không cố vạch rộng các nếp da. Nếu thấy đầu dương vật bị chít hẹp, trẻ đái khó (rặn hoặc khóc khi đái), tia nước tiểu nhỏ hoặc vẹo sang một bên cần đến khám bác sĩ để được tư vấn chăm sóc, điều trị.- Ðể làm mềm da và giảm mất nước qua da, tránh khô da nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, có độ pH trung tính dành riêng cho trẻ nhỏ đã được chứng minh là an toàn trên lâm sàng.- Bôi kem chống hăm, phấn trẻ em ở các nếp gấp và vùng quấn tã.- Sử dụng dầu mát xa dùng cho trẻ sơ sinh và mát xa khoảng 10 phút mỗi ngày. Mát-xa giúp máu lưu thông tốt, các lỗ chân lông thông thoáng làm da trẻ mịn màng.Trẻ được mát-xa sẽ ít khóc, bú tốt, ngủ ngon và sâu hơn. Mát-xa còn thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Mát-xa đặc biệt quan trọng đối với trẻ đẻ non, nhẹ cân, thúc đẩy sự phát triển và tăng cân, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp các trẻ bình thường.- Nếu có biểu hiện bệnh lý ở da như nhiễm khuẩn, hăm loét… cần được khám và điều trị theo chuyên khoa.2. THỰC HÀNH TẮM CHO TRẺ SƠ SINH2.1. Nguyên tắc:- Bảo đảm trẻ được tắm trong phòng ấm, tránh gió lùa, đủ ánh sáng. Sử dụng nước ấm và sạch để tắm cho trẻ.- Bảo đảm an toàn cho trẻ: Khi tắm giữ trẻ cẩn thận, tránh làm dõi trẻ, tránh để sặc nước.2.2. Chuẩn bị:- Dụng cụ tắm trẻ:+ Hai chậu sạch, chứa nước ấm nhiệt độ từ 35°C - 37°C (nhúng khuỷu tay vào nước, thấy vừa ấm): một dùng để tắm gội, một dùng chứa nước sạch để tráng.+ Một khăn tắm lớn, một khăn bông vừa, ba khăn vải mềm, bông hoặc gạc mềm+ Áo, mũ, tã, tất/vớ và bao tay.+ Sữa tắm gội toàn thân, kem dưỡng ẩm.+ Lau sạch vùng sinh dục, vùng hậu môn trước khi tắm trẻ.2.3. Quy trình tắm trẻ:- Rửa mặt: một bàn tay nâng đầu và thân trẻ cao hơn chân trẻ. Nhúng khăn vải 1 vào nước, vắt nhẹ để cho khăn vẫn còn ướt, dùng hai góc khác nhau nhẹ nhàng lau hai mắt từ khóe trong ra ngoài đuôi mắt; xoay 2 góc còn lại lau lần 2. Xả khăn lại và lau mặt 2 lần.Tiếp tục lau vành tai ngoài và phía sau tai.- Gội đầu: nếu thời tiết lạnh, nên gội đầu trẻ sau cùng để tránh làm trẻ mất nhiệt. Nếu thời tiết nóng có thể gội đầu sau khi rửa mặt, theo các bước sau:+ Làm ướt tóc.+ Cho sữa tắm gội vào khăn vải 1, đánh bọt và thoa đều lên tóc trẻ.+ Nhúng khăn vải 2 vào chậu nước sạch, vắt nhẹ và xả sạch đầu.+ Dùng khăn vải 3 lau khô đầu.- Tắm phần thân còn lại:+ Tắm từng phần (khi rốn chưa rụng):• Tắm phần trên của trẻ: cởi áo, cho một ít sữa tắm gội toàn thân vào khăn vải 1, xoa vào phần trên cơ thể từ cổ, ngực đến nách, cánh tay, bàn tay, ngón tay và lưng. Sau đó, dùng khăn vải 2 nhúng nước xả sạch và lau sạch lại. Lau khô với khăn vải 3. Quấn phần trên của trẻ lại bằng khăn bông.• Tắm phần dưới của trẻ: cũng như tắm phần trên, nhưng phải tránh làm ướt cuống rốn. Nếu rốn bị ướt, nên dùng khăn sạch hoặc gạc mềm thấm khô.+ Tắm toàn thân (khi rốn đã rụng và sẹo đã khô).Hòa 1-2 giọt sữa tắm vào chậu nước tắm (ấn một lần vào nắp chai sữa tắm). Cởi tã lót, lau sạch vùng sinh dục và hậu môn bằng giấy ướt hoặc vải mềmĐặt trẻ vào chậu: một tay nâng đầu một tay đỡ dưới đù và mông trẻ đặt vào chậu nước tắm. Chú ý để nước trong chậu chỉ ngập đến hông trẻ..Tắm trẻ nhẹ nhàng, giao tiếp bằng mắt hoặc lời nói trong khi tắm trẻ. Dùng tay hoặc khăn vải lau toàn thân trẻ, bắt đầu từ cổ, xuống vai, toàn thân, tay, chân. Chú ý các nếp gấp: cổ, nách, bẹn, khoeo…Lau tiếp vùng bộ phận sinh dục, hậu mônTráng lại bằng nước sạchQuấn khăn giữ ấm cho trẻ. Hình: Tắm cho trẻ sơ sinh trong chậu- Chăm sóc da (giữ ẩm da): xoa một lớp sữa dưỡng ẩm (baby lotion) lên toàn thân trẻ và mát xa nhẹ nhàng để sữa thấm vào da.- Mặc áo, quấn tã, đội mũ, đi tất/vớ cho trẻ: chú ý khi đi tất/vớ cho trẻ cần lộn mặt phải vào trong để các sợi vải không siết vào ngón tay, ngón chân của trẻ.- Chăm sóc rốn: để thoáng rốn, không băng rốn, giữ rốn luôn khô, không bôi bất cứ chất gì lên rốn. Quấn tã phần bụng phía dưới rốn. Chỉ rửa khi rốn bị vấy bẩn hoặc nhiễm khuẩn.2.4. Chăm sóc, theo dõi sau tắm:- Chăm sóc: chú ý giữ ấm và cho trẻ bú sau khi tắm- Theo dõi:+ Thân nhiệt: có bình thường không, da có ấm không?+ Màu sắc da: có hồng không?+ Toàn trạng: có tỉnh táo, bú tốt không?Chú ý:- Tắm cho trẻ vào thời điểm ấm nhất trong ngày, trước khi cho trẻ bú.- Tắm trẻ hàng ngày, hoặc cách ngày tùy điều kiện sức khỏe của trẻ và thời tiết.- Buổi tắm chỉ nên kéo dài 5-10 phút.- Tắm cho trẻ bệnh lý hay non yếu sẽ được thực hiện theo hướng dẫn riêng của thầy thuốc.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102242919_QD-BYT_280843.doc.....(xem tiếp)

  • CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
  • CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT
  • SƠ CỨU BỎNG
  • SƠ CỨU GẪY XƯƠNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở NGƯỜI LỚN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ SỐT, ĐAU BỤNG, ĐAU ĐẦU, TIÊU CHẢY
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
  • NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI 9 BƯỚC
  • PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
  • QUẢN LÝ THAI NGHÉN TẠI XÃ
  • CHẨN ĐOÁN MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ TẠI TUYẾN XÃ
  • TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ TẠI XÃ
  • . ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM VỆ TẠI XÃ
  • KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đại cương

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống minh họa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biểu hiện lâm sàng và xử trí ban đầu khi bị động vật và người cắn

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM VÙNG CHẬU
    Bệnh tâm thần phân liệt
    Chẩn đoán phân biệt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space