Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khai thác tiền căn

(Tham khảo chính: Quản lý ngoại chẩn )

2.2.2.1    Tiền căn bệnh lý của bản thân 
Tiền căn bệnh lý của bản thân là nội dung quan trọng, do đó cần ghi lại một cách chi tiết tất cả các vấn đề sức khỏe và các biện pháp điều trị trước đây của bệnh nhân. Việc ghi nhận các thông tin này theo thứ tự thời gian cũng rất hữu ích. Có thể đặt ra các câu hỏi: "Từ trước đến giờ ông/ bà đã mắc bệnh gì?”, “Có nhập viện lần nào chưa”, “Có phẫu thuật lần nào chưa? ”. Cần hỏi xem bệnh nhân có bất kỳ vấn đề nào với các ca phẫu thuật hoặc thuốc gây mê không? Từ đó, có thể nhận diện các vấn đề liên quan đến dị ứng, đông máu- chảy máu hoặc không dung nạp với các thuốc gây tê cụ thể. Những vấn đề sức khỏe nào xuất hiện trong thời thơ ấu?
Cần khai thác kĩ tiền căn bệnh lý liên quan đến than phiền về triệu chứng hiện tại. Ví dụ: có từng có các đợt đau ngực – khó thở như vậy? Cơn đau ngực trước đây có tính chất như thế nào? Có đặc điểm khác hay tương tự với cơn đau ngực hiện tại? Những cận lâm sàng nào đã được tiến hành để khảo sát cơn đau ngực ở những lần trước?... 
Việc ghi nhận sự các bệnh đáng chú ý hoặc bệnh thường gặp đặc hiệu như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, động kinh, hen suyễn, lao phổi, thiếu máu…nên được thực hiện. Bệnh nhân cũng nên được hỏi về các vấn đề chủng ngừa, khám sức khỏe định kì, xét nghiệm sàng lọc (ví dụ: làm phết tế bào tầm soát ung thư cổ tử cung) và về các thai kỳ.
2.2.2.2    Tiền căn sử dụng thuốc
•    Bệnh nhân hiện đang dùng thuốc gì?
•    Bệnh nhân đang áp dụng các biện pháp điều trị nào (ví dụ: thảo dược, thuốc bán không cần toa)? Có thể yêu cầu xem thuốc và / hoặc toa thuốc của bệnh nhân.
•    Đừng quên hỏi các dạng thuốc tiêm, thuốc bôi, thuốc hít (Bệnh nhân có thể không coi đây là thuốc và có thể không khai báo khi khám).
•    Đừng quên hỏi các loại thuốc tránh thai đường uống và các loại thuốc tránh thai có tác dụng lâu dài khác như thuốc cấy dưới da.
•    Những loại thuốc mà bệnh nhân có thể dùng thi thoảng theo nhu cầu (thuốc chóng mặt, thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh vì họ cho rằng khi nào cần mới dùng nên không cần phải báo bác sĩ)?
•    Việc tuân thủ điều trị với các toa thuốc của bệnh nhân như thế nào?
•    Những thuốc nào bệnh nhân không dung nạp được? Tại sao?
2.2.2.3    Tiền căn dị ứng
Điều quan trọng là cần thu thập được thông tin chính xác và chi tiết về phản ứng dị ứng với thuốc và chất có khả năng gây dị ứng khác.
Bệnh nhân cần được hỏi xem liệu họ có bị dị ứng với bất cứ điều gì, cụ thể là có dị ứng với bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào bao gồm penicillin.
Việc khơi gợi ra bản chất chính xác của tình trạng dị ứng đóng vai trò quan trọng để phân biệt với tác dụng phụ của thuốc. Có dị ứng thực sự với tình trạng sốc phản vệ, xuất hiện hồng ban, phát ban mày đay, hoặc bệnh nhân chỉ cảm thấy buồn nôn hoặc có các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc?
Các vấn đề dị ứng quan trọng khác liên quan đến thức ăn (như các loại hạt), hoặc ong đốt, các vật dụng như vòng đeo tay...
2.2.2.4    Thói quen nguy cơ
•    Bệnh nhân có đang hoặc đã từng hút thuốc? Nếu có, bệnh nhân hút thuốc loại gì? bao nhiêu? trong bao lâu? 
•    Bệnh nhân có uống rượu bia không? Nếu có, loại rượu gì? Lượng rượu bia bao nhiêu và bao lâu?
•    Bệnh nhân có vấn đề nghiện rượu, nghiện thuốc lá không?
•    Ăn thịt tươi, ăn uống không vệ sinh
•    Chạy xe tốc độ cao
•    Sử dụng thuốc tự ý không khám bệnh
•    Định kiến văn hóa không phù hợp: cạo gió, nằm than sau sanh, chích lể…
2.2.2.5    Tiền căn gia đình
Việc khai thác các bệnh lý mang yếu tố di truyền ở những người thân trong gia đình đóng vai trò quan trọng.
2.2.2.6    Tiền căn xã hội
Cần hiểu được hoàn cảnh sống, sinh hoạt của bệnh nhân, và những ảnh hưởng của bệnh lý đến cuộc sống và gia đình của họ. Có những ngành nghề đặc biệt là yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh lý nhất định; do đó, khai thác yếu tố nghề nghiệp đầy đủ là quan trọng. Các câu hỏi sau đây nên được thực hiện:
•    Có phải anh/chị đang làm việc không? Anh/chị làm nghề gì? 
•    Anh/chị sống chung với ai? 
•    Anh/chị sống ở đâu?
•    Anh/chị có gặp khó khăn về tài chính không?
•    Ai là người mua sắm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa trong gia đình?
•    Căn bệnh này có cản trở công việc của anh/chị không?
•    Căn bệnh này có ảnh hưởng đến những người trong gia đình của anh/chị không?
•    Sở thích của anh/chị là gì?
•    Anh/chị có thường xuyên tập thể dục không?
•    Anh/chị có nuôi thú cưng không? Chúng có khỏe không?
2.2.2.7    Tiền căn đi xa, đến các vùng dịch tể khác
•    Hãy xem xét các câu hỏi khi khai thác tiền căn đi xa từ bệnh nhân:
•    Anh/chị đã từng đi du lịch không? Ở đâu? Khi nào?
•    Anh/chị đã dừng lại ở đâu trên đường đến nơi du lịch không?
•    Anh/chị đã ghé thăm ở đâu? Ở nông thôn hay thành thị?
•    Anh/chị đã ở trong khách sạn hay khu cắm trại…?
•    Anh/chị có thấy khỏe trong chuyến đi đó không?
•    Anh/chị đã chủng ngừa vaccine nào? Bao nhiêu mũi tiêm ngừa? Thời gian chủng ngừa bao lâu?
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khai thác bệnh sử
  • Khai thác tiền căn
  • Khám lâm sàng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    DEXAMETHASON

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mẫu gợi ý đề cương

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán phân biệt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block nhĩ thất độ III
    Block nhánh phải bán phần (ECG Ví dụ 1)
    Stress gia đình
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space