Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Liệu pháp hành vi (Behavioral Treatment)

(Tham khảo chính: ICPC )

Mục tiêu của liệu pháp hành vi nhằm giúp bệnh nhân giảm và kiểm soát cân nặng bằng cách theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn, tăng mức độ hoạt động thể chất, nhận ra và kiểm soát tín hiệu cho thấy ăn quá nhiều. Chương trình điều trị dựa trên hành vi đã được chứng minh để cải thiện kết quả giảm cân, cho dù dùng riêng lẻ hoặc dùng phối hợp với các phương pháp khác, ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn hạn. 
Theo nghiên cứu từ USPSTF năm 2010 cho thấy rằng các can thiệp hành vi dẫn đến giảm khoảng 6% trọng lượng cơ thể, so với sự giảm ít hoặc không giản cân ở  nhóm chăm sóc thông thường sau một năm. Ngoài ra, việc điều trị tích cực hơn giúp giảm cân nhiều hơn. Các can thiệp tích cực hơn bao gồm tự giám sát, thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch để giải quyết các rào cản đối với việc duy trì thay đổi lối sống tránh béo phì.
USPSTF đã phát triển mô hình tư vấn 5 bước gọi là 5A ( Assess-đánh giá, advise-tư vấn, agree-đồng ý, assist-hỗ trợ, và arrange-sắp xếp) nhằm hỗ trợ cho việc tư vấn phòng bệnh tại đơn vị chăm sóc ban đầu. Bảng nội dung này dễ dàng được áp dụng cho việc tư vấn có liên quan đến chứng béo phì.
Mặc dù phương pháp 5A hữu ích cho các bệnh nhân đã sẵn sàng để thay đổi, nhưng nó có thể không hiệu quả với những bệnh nhân chưa rõ ràng hoặc do dự về việc thay đổi lối sống. Với những bệnh nhân này, phỏng vấn tạo động lực có thể là một phương pháp tiếp cận tốt hơn.
Phỏng vấn tạo động lực giúp bệnh nhân khám phá động lực của họ để thay đổi bằng cách tìm hiểu và giải quyết cảm xúc của sự mâu thuẫn. Trong phỏng vấn động lực, các bác sĩ đặt câu hỏi nhằm giúp bệnh nhân xác định lựa chọn giải pháp tối ưu mà họ muốn thực hiện. Nếu nói với bệnh nhân rằng họ thừa cân và phải giảm chế độ ăn uống, cách này thường dẫn đến sự phòng vệ và kháng cự. Ngược lại, hỏi cảm nhận của bệnh nhân về cân nặng hiện tại sẽ đem đến cho họ cơ hội để tự kiểm tra và có thể dẫn đến nhận thức rằng họ cần hành động nhiều hơn để cải thiện sức khỏe của mình.
Bác sĩ cần hỗ trợ bệnh nhân xác định mục tiêu cụ thể, thực tế và có thể đo lường được để giảm lượng năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thể chất. Trong các lần tái khám tiếp theo, nên đánh giá sự tiến bộ hướng tới mục tiêu đạt, cung cấp hỗ trợ và giáo dục bổ sung phù hợp. Đối với trường hợp không đạt được mục tiêu dự kiến, cần phải khéo léo xử lý qua giao tiếp với sự đồng cảm. Điều quan trọng là phải tập trung vào những thay đổi tích cực và có cách tiếp cận giải quyết vấn đề để giúp bệnh nhân vượt qua thất bại. Cuối cùng, sự thành công lâu dài phụ thuộc vào mức độ mà bệnh nhân muốn đạt mục tiêu.
Bảng: 5A nhằm đánh giá việc chẩn đoán và điều trị béo phì

Đánh giá

(Assess)

Mức độ nghiêm trọng của chứng béo phì bằng tính BMI, vòng eo, và các bệnh đi kèm

Đánh giá chế độ thức ăn và hoạt động thể chất, các nguy cơ sức khỏe

Các loại thuốc ảnh hưởng đến trọng lượng, lượng năng lượng của thức ăn

Đánh giá sự sẵn sàng để thay đổi hành vi của người bệnh

Tư vấn

(Advise)

Chẩn đoán mức độ thừa cân - béo phì

Giảm lượng calo cần thiết để giảm cân

Các loại thức ăn dẫn đến giảm cân

Tính phù hợp, chi phí và hiệu quả của các biện pháp điều trị

Tầm quan trọng của việc tự theo dõi

Đồng ý

(Agree)

Nếu bệnh nhân chưa sẵn sàng, thảo luận vào buổi khám khác

Nếu bệnh nhân có động lực và sẵn sàng thay đổi, nên vạch ra kế hoạch điều trị

Nếu bệnh nhân lựa chọn chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, và/hoặc thuốc, nên đặt mục tiêu giảm cân ở mức 10% so với ban đầu

Nếu bệnh nhân ở nhóm có thể chỉ định phẫu thuật, cần tư vấn thêm về nguy cơ – lợi ích của can thiệp phẫu thuật

Hỗ trợ

(Assist)

Cung cấp kế hoạch chế độ ăn uống, hướng dẫn hoạt động thể chất, và liệu pháp hành vi

Cung cấp nguồn tài nguyên trên mạng (web) dựa trên lợi ích và nhu cầu của bệnh nhân

Xác định phương pháp tự theo dõi (ví dụ: nhật ký)

Xem lại thức ăn và hoạt động thể chất dựa trên nhật ký trong quá trình theo dõi (đánh giá lại nếu mục tiêu ban đầu không được đạt)

Sắp xếp

(Arrange)

Sắp xếp các buổi thăm khám để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân

Giới thiệu đến các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia về hành vi cho cá nhân để được tư vấn, giám sát hoặc giới thiệu lớp học quản lý cân nặng

Giới thiệu đến các cơ sở y tế chuyên sâu để phẫu thuật (nếu có chỉ định)

Duy trì tư vấn để ngăn ngừa tăng cân trở lại

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Điều trị béo phì
  • Liệu pháp hành vi (Behavioral Treatment)
  • Tự theo dõi
  • Kiểm soát các tác nhân kích thích
  • Tư vấn dinh dưỡng
  • Điều trị bằng thuốc
  • Phẫu thuật giảm béo phì
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán xác định

    2065/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CLORHEXIDIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dự phòng lây truyền HCV từ mẹ sang con

    2855/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Lịch tiêm chủng 2017
    Lấy mẫu và đánh giá nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn
    14 Vũ Hoàng Thái - THA ổn định
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space