Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Đối với khó tiêu do nguyên nhân thực thể, việc điều trị cần tập trung vào nguyên nhân. Đối với các tình huống loét dạ dày, viêm dạ dày, các nhóm thuốc PPIs, kháng histamin H2 và thuốc kháng acid dạ dày được ưu tiên chỉ định.
Tư vấn hướng dẫn người bệnh theo các hướng sau:
•    Giảm các tình trạng làm tăng áp lực trong ổ bụng: mặc quần áo rộng, không dùng dây nịt chặc, 
•    Giảm các thức ăn – chất kích thích dạ dày: gia vị, hương liệu nhất định (như tinh dầu bạc hà), tỏi, hành tây, sô cô la, các thức ăn béo, rượu bia và thức uống có ga. Một số loại thuốc có tính kích thích dạ dày như macrolid, nhóm cyclin (doxycilin, tetracyclin), theophyllin, isoproterenol
•    Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn lượng thức ăn nhiều mỗi bữa, ăn chậm, nhai thức ăn kỹ. Nghỉ ngơi nhẹ sau ăn, không nằm đầu thấp ngay sau ăn
Trong trường hợp khó tiêu cơ năng, nhóm thuốc giúp làm trống dạ dày (prokinetic) được ưu tiên sử dụng hơn. Có thể bắt đầu kiểm soát triệu chứng bằng thuốc trong một thời gian. Nếu thất bại điều trị thì có thể sử dụng các nhóm thuốc chống lo âu, trầm cảm nhất là người bệnh có dấu hiệu gợi ý bệnh lý này.
Thuốc giúp làm trống dạ dày có thể dùng là metoclopramid 10mg, domperidon 10mg, itopride 50mg dùng sau bữa ăn. Các thuốc này giúp đưa nhanh thức ăn và dịch vị xuống ruột, làm giảm áp lực tại dạ dày. Việc dùng thuốc kéo dài cần lưu ý tác dụng ngoại ý của metoclopramid gây dấu ngoại tháp, buồn ngủ, ảnh hưởng lên tim mạch ở người cao tuổi; các thuốc nhóm này đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt, chảy sửa do thông quan tác dụng của dopamine mặc dù xác suất thấp.
 

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Tình huống 1
  • Tình huống 2
  • Tổng quan
  • Phân loại
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Cận lâm sàng
  • Điều trị
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Vệ sinh cá nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sinh lý bệnh, biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán chứng đau nửa đầu ở người lớn

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    7. ĐIỀU TRỊ BẰNG SIÊU ÂM

    54/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    b3
    giải thích
    Bệnh nhân hiện phụ thuộc hoàn toàn và không thể tự di chuyển. Xe lăn là một dụng cụ thiết yếu. Hãy trình bày các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn và đo một chiếc xe lăn phù hợp cho bệnh nhân này, cũng như các biện pháp an toàn khi sử dụng.
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space