Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổng quan

(Tham khảo chính: ICPC )

Khó tiêu là một vấn đề thường gặp trên toàn thế giới. Có đến 80% dân số đã từng mắc chứng khó tiêu trong cuộc đời1. Mỗi năm, có khoảng 25% bệnh nhân có triệu chứng khó tiêu ít nhất một lần trong năm vừa qua. Tuy nhiên đa số bệnh nhân có các triệu chứng này thường không đi khám bệnh. Mặc dù chứng khó tiêu thường chỉ là triệu chứng cơ năng, không nguy hiểm, nhưng do bệnh diễn tiến kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, gia tăng chi phí điều trị2.

Ợ nóng (heartburn) và khó tiêu (indigestion) là những triệu chứng mơ hồ, nên các bác sĩ rất khó để xác định chẩn đoán một cách chính xác. Theo tiêu chí của Rome IV thì cả hai triệu chứng này được xếp chung vào nhóm là mang tên “khó tiêu cơ năng” (functional dyspepsia), chẩn đoán với tiêu chuẩn như sau

  • Tiêu chuẩn 1: có một trong các dấu chứng:
    • Khó chịu đầy bụng sau ăn
    • Khó chịu cảm thấy mau no
    • Khó chịu đau thượng vị
    • Khó chịu nóng rát thượng vị
  • Tiêu chuẩn 2: không có bằng chứng về bệnh lý thực thể có thể giải thích các khó chịu trên

Như vậy theo tiêu chí của Rome IV thì rõ ràng 2 dấu chứng này không được xem là bệnh lý thực thể mà chỉ giới hạn đơn thuần là triệu chứng nằm trong bối cảnh hội chứng chung là khó tiêu cơ năng. Vậy có thể xem khó tiêu cơ năng là tình trạng đau hoặc nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng sau ăn hoặc cảm giác no hơi mà không có bệnh thực thể tiềm ẩn. Triệu chứng ở vùng bụng có thể xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài dai dẳng, thường liên quan đến thức ăn, được cho là do bệnh lý ống tiêu hóa trên.

Các triệu chứng khó tiêu bao gồm khó chịu vùng bụng trên, đầy bụng sau ăn hoặc cảm giác no hơi, chán ăn, ợ hơi, buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi, khó nuốt và nóng rát vùng bụng. Những triệu chứng này thường liên quan đến việc ăn uống và xảy ra trong ngày, nhưng ít khi vào ban đêm. Trẻ em thường có biểu hiện đau vùng bụng trên dai dẳng hoặc tái phát.

Trước khi chẩn đoán hội chứng khó tiêu cơ năng, chúng ta cần loại trừ các bệnh lý thực thể đường tiêu hóa. Các có thể bao gồm viêm thực quản trào ngược (có hoặc không có thoát vị hoành), khó tiêu do thuốc (ví dụ: aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, bisphosphonates, metformin, kháng sinh, digitalis, thuốc bổ sung kali và sắt, dẫn xuất của theophyllin), viêm dạ dày, khó tiêu cơ năng (không kèm loét), dùng thực phẩm hoặc rượu quá mức, viêm dạ dày, bệnh túi mật, mang thai, nuốt khí, và rối loạn tiêu hóa chức năng. Mặc dù bệnh nhân có khối u đường tiêu hóa có thể than phiền về chứng ợ nóng hay khó tiêu, nhưng ngược lại trong số những người có triệu chứng khó tiêu thì nguyên nhân do bệnh lý u tân sinh không phải là phổ biến.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tình huống 1
  • Tình huống 2
  • Tổng quan
  • Phân loại
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Cận lâm sàng
  • Điều trị
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các bước tổ chức, chuẩn bị

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thai nghén nguy cơ cao

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quan sát

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhịp nhanh trên thất dẫn truyền lệch hướng (ECG Ví dụ)
    tóm tắt
    7-Rổ móng (Nail Pitting)
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space