Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm triệu chứng

(Tham khảo chính: ICPC )

Ợ nóng là cảm giác nóng rát xảy ra ở vùng sau xương ức, đôi khi lan ra xung quanh vị trí này. Triệu chứng này có thể thay đổi cường độ từ mức cảm giác nóng nhẹ cho đến đau nhói. Đôi khi, có thể không thể phân biệt cơn đau do ợ nóng của đường tiêu hóa với cơn đau thắt ngực nguy hiểm của bệnh lý mạch vành cơ tim. Do đó, trong thăm khám cần quan tâm đến những yếu tố xuất hiện phối hợp khác như ợ nóng liên quan tư thế nằm, không liên quan gắng sức, trong khi đó bệnh lý mạch vành có thể có liên quan đến vận động. Cơn đau do ợ nóng hình thành bởi sự co thắt thực quản, kéo dài trong khoảng vài phút, không liên tục, và tái phát trong thời gian dài. Cơn đau có thể lan đến cổ và đôi khi đến cánh tay, lưng, hoặc hàm. Trong một nghiên cứu ghi nhận cơn đau lan đến lưng gặp ở 40% bệnh nhân ợ nóng, trong khi lan đến tay hay cổ chỉ với 5%.
Khởi đầu, cơn đau của chứng ợ nóng có thể xuất hiện sau bữa ăn thịnh soạn (ăn nhiều) hoặc khi bệnh nhân đi nằm hoặc cúi xuống sau khi ăn. Trong những trường hợp bệnh nặng, cơn đau có thể khởi phát dễ dàng hơn, kéo dài lâu hơn, và có thể đi kèm với chứng khó nuốt.
Bệnh nhân viêm dạ dày có thể than phiền đau bụng, khó tiêu mơ hồ, hoặc ợ nóng. Khó chịu vùng thượng vị tăng lên sau khi ăn, mất cảm giác ngon miệng , đầy bụng, buồn nôn, và đôi khi nôn là các triệu chứng có thể gặp. Những triệu chứng này cũng có thể được nhìn thấy ở những bệnh nhân với khó tiêu không loét do nhiễm H. pylori. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các triệu chứng riêng lẻ không thể phân biệt bệnh nhân khó tiêu không loét có hay không có nhiễm H. pylori.
Ợ nóng cũng là một than phiền phổ biến ở bệnh nhân viêm dạ dày do dịch mật mà thường xảy ra sau khi phẫu thuật dạ dày. Trào ngược dịch mật vào dạ dày và sau đó vào đoạn xa của thực quản, gây ra chứng ợ nóng. Một số bệnh nhân có loét dạ dày - tá tràng không than phiền các triệu chứng cổ điển và chỉ than rằng khó tiêu mơ hồ, giảm khó chịu đi khi nôn được thức ăn.
Các triệu chứng ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thường mơ hồ và kém đáp ứng với các loại thuốc thông dụng. Do bệnh kéo dài và ít đáp ứng, bệnh nhân có thể lo lắng nhiều. Tuy nhiên khi khám bệnh sẽ không ghi nhận các dấu chứng sụt cân, suy kiệt. 
Các đặc điểm khác có thể giúp phân biệt tình trạng khó chịu này là chức năng hay thực thể. Nếu do nguyên nhân chức năng, bệnh nhân có thể than rất khó chịu, kéo dài liên tục tuy nhiên lại không sụt cân, không ảnh hưởng đến các sinh hiệu. Bệnh nhân có thể mô tả không chính xác về mức độ cơn đau, lồng vào đó các thông tin chủ quan để gây sự chú ý đối với bác sĩ và nhân viên y tế. Cá biện có trường hợp chuẩn bị sẵn một danh sách bệnh giả định để thuyết phục bác sĩ là họ có những bệnh đó. Do vậy chúng ta cần tỉnh táo với các thông tin. Đối với bệnh lý thực thể, các dấu hiệu phụ như dáng đi, cách thở, phản ứng thành bụng, bụng gồng cứng và các dấu chứng khách quan khác có thể giúp chúng ta xác định tình trạng bệnh.
Mặc dù đa phần là khó tiêu cơ năng, chúng ta vẫn phải chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân thực thể. Do vậy trong những tình huống và thông tin không điển hình, không rõ ràng, ít dấu chứng phối hợp, chúng ta có thể cần đến các đánh giá cận lâm sàng hỗ trợ3
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm triệu chứng
  • Các triệu chứng kèm
  • Các yếu tố thúc đẩy và làm triệu chứng trầm trọng
  • Các yếu tố làm giảm nhẹ
  • Khám lâm sàng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xét nghiệm tại chỗ (Point of Care) hay xét nghiệm gần người bệnh (Near Patient Testing)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiếp cận bệnh nhân bị mệt mỏi

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhịp tự thất gia tốc (ECG Ví dụ 3)
    phác đồ chẩn đoán điều trị, phẫu thuật chữa bệnh ung thư da
    Kỹ năng cơ bản trong giao tiếp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space