Với định nghĩa đau cổ là đau vùng cổ, sẽ có nhiều những bệnh lý ở bộ phận khác như có thể gây dấu chứng đau quy chiếu, gây đau thứ phát tại vùng cổ. Đối với các bệnh lý này, thông thường sẽ có những dấu chứng phối hợp gợi ý bệnh lý nguyên phát. Do vậy việc tiếp cận chẩn đoán cần phối hợp các thông tin này. Một số bệnh lý gây đau thứ phát Một số bệnh lý gây đau thứ phát tại cổ bao gồm:
o Ung thư vùng cổ: xâm lấn, tổn thương tại chổ
o Bệnh lý mạch máu: động mạch cảnh, động mạch thân nền
o Bệnh mạch vành tại tim có thể gây biểu hiện đau qui chiếu vùng cổ
o Các bệnh lý của vùng cổ trước: tuyến giáp, khí quản, thực quản, họng, hạch bạch huyết…
o Bệnh vùng vai: hội chứng chỏm xoay, viêm cơ, viêm gân bám, viêm bao hoạt dịch
o Bệnh thần kinh: các thể đau đầu, dị cảm migrain, teo cơ loạn dưỡng, viêm đơn dây-đa dây thần kinh do ngộ độc, tự miễn, đái tháo đường
o Bệnh lý khớp tự miễn, phản ứng..
Vấn đề tâm lý - xã hội mà được xem là yếu tố nguy cơ gây tình trạng đau mạn tính vùng cổ và gây tàn tật, do vậy được xem là dấu hiệu cờ vàng (yellow flags, ít quan trọng hơn red flags nhưng cần chú ý khai thác). Các vấn đề này bao gồm thái độ tiêu cực khi nhận định về tình trạng đau, các vấn đề xã hội, khó khăn về tài chính, mức độ giới hạn hoạt động. Mặc dù vai trò của khía cạnh tâm lý – xã hội không được nghiên cứu chính thức trong các thử nghiệm ngẫu nhiên lớn; việc nhận định và can thiệp tốt đối với các dấu hiệu này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ đau cổ cấp tính tiến triển đến bán cấp và thậm chí mạn tính. Kết quả này đã được chứng minh đối với thể bệnh đau thắt lưng như trong một nghiên cứu gần đây. Keele STarT Back Screening Tool (SBST) đã được công nhận như là một công cụ sàng lọc để dự báo các bệnh nhân có tiên lượng hồi phục cao, giúp hướng dẫn việc cung cấp các phòng ngừa thứ phát tại các cơ sở chăm sóc ban đầu[9].
|