Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Viêm da tiếp xúc dị ứng

(Tham khảo chính: ICPC )

Thể viêm da này chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% dân số. Đặc điểm của bệnh này là người bệnh phải được tiếp xúc với dị nguyên trước và đã hình thành kháng thể miễn dịch chuyên biệt (hóa mẫn muộn thông qua lympho T, phản ứng miễn dịch type IV). Một số dị nguyên có thể thường gặp như niken, chrome, các dẫn xuất của cao su, chất bảo quản, kháng sinh ngoài da và đôi khi là cả thuốc corticoid thoa da. Các tác nhân này có thể gặp trong môi trường làm việc hoặc trong môi trường sinh sống. Trong phần lớn các trường hợp, việc xác định dị nguyên khó thực hiện trên lâm sàng. Bộ test thử da cho phép xác định một số tác nhân thường gặp. Tuy nhiên, test da âm tính không cho phép loại trừ bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp là tình trạng viêm da cấp (hồng ban lan rộng, mụn nước, xuất tiết, phù viêm) hoặc diễn tiến mãn tính (dầy da, sừng hóa, nút da, bong vẩy da) ở những vị trí có tiếp xúc trực tiếp với kháng nguyên hoặc vùng da xa hơn. Đây là đặc điểm khác với bệnh cảnh của viêm da tiếp xúc do kích thích trực tiếp. Viêm da thể dị ứng thường gặp tại vùng mặt lưng bàn tay và kẻ ngón, khác với thể viêm da tiếp xúc do chất kích thích thường gặp tại vùng lòng bàn tay.
Vì sự mẫn cảm của da có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc kéo dài với dị nguyên, người bệnh có thể không nhận biết rõ tác nhân gây dị ứng, đây cũng là đặc điểm khác biệt so với bệnh viêm da tiếp xúc trực tiếp. Do sự liên đới với tác nhân không rõ nên việc điều trị cũng khó thành công, nhất là khi không thể thuyết phục bệnh nhân cần tránh tác nhân gây dị ứng.
 

Hình 3.35:Viêm da bong vẩy nhỏ tại lòng bàn tay, ngón tay (trích từ www.medscape.com)
 

Hình 3.36: Viêm da dị ứng tại vùng kẻ ngón (trích từ www.medscape.com)
 

Hình 3.37: Hình ảnh bong vẩy da ở phần mu bàn tay (trích từ www.medscape.com)
Phần điều trị dựa chủ yếu vào phòng ngừa tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Do vậy, việc khai thác bệnh sử chi tiếp để xác định tác nhân, đồng thời phải giải thích để bệnh nhân hợp tác điều trị là những việc quan trọng ưu tiên làm. Kem thoa chứa thuốc nhóm corticosteroid  được khuyến cáo ưu tiên sử dụng trong đợt bệnh cấp. Trong một số trường hợp bệnh nặng vẫn có thể dùng thuốc corticoid đường uống. Kháng sinh chỉ nên dùng khi có nghi ngờ nhiễm trùng thứ phát trên nền sang thương viêm da. Đối với triệu chứng ngứa da, chúng ta có thể là chỉ định sử dụng thuốc antihistamine tại chổ, các nhóm thuốc gây tê da (tinh dầu menthor, camphor, eucalyptine, lidocain…).
Cần phân biệt viêm da tiếp xúc do dị ứng (miễn dịch type IV) với bệnh mề đay da (miễn dịch type I thông qua sự phóng thích các không bào chứa histamin của mô bào gây phản ứng giãn mạch cấp tại chổ (mề đay) đến toàn thân (hen phế quản, trụy tim mạch). Đặc điểm phân biệt là mề đay xuất hiện nhanh, lan tỏa và hết nhanh sau khi ngưng tiếp xúc với dị nguyên. Bề mặt da bị mề đay không có các dấu chứng mãn tính (không bong vẩy da, không lichen hóa da)
 

  • Viêm da tiếp xúc do kích thích trực tiếp
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Viêm da tạng dị ứng
  • Viêm da tay bóng nước (tổ đĩa)
  • Viêm da tay dầy sừng hóa
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Buoy AI trợ lý cho bác sĩ

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cấu trúc mã bộ môn

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tham khảo
    Mục tiêu
    b6
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space