Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Viêm da tay dầy sừng hóa

(Tham khảo chính: ICPC )

Viêm da dầy sừng hóa ở tay thường gặp ở nam trong độ tuổi từ 40-60[5],[7]. Thương tổn da thường được mô tả là khô, bong vẩy da mịn trên nền san thương dầy sừng hóa, thường có ngứa da nhẹ[8]. Nếu có xuất hiện nứt da hoặc trầy da thì sẽ gây đau và có thể kéo dài vài năm[7]. Các yếu tố thuận lợi có thể bao gồm viêm da tạng dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc do tác nhân kích thích, do cọ sát da kéo dài. Phản ứng test da với dị nguyên thường âm tính. Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện bệnh diễn tiến mãn tính ổn định. Phần da sang thương chỉ khô, dầy sừng hóa xuất hiện ở mặt lòng ban tay, bàn chân[7]. 
Một số bệnh lý có thể gây biểu hiện giống như viêm da dầy sừng hóa như nấm da, viêm da tiếp xúc dị ứng hay do chất kích thích, ghẻ. Đặc điểm phân biệt là bệnh viêm da dầy sừng hóa chỉ viêm khu trú tại chổ và không có diễn tiến lan rộng, trong khi các mặt bệnh khác thì ngược lại. Do đặc điểm bệnh tái đi tái lại thành từng đợt, và các thuốc điều trị hiện nay là không đặc hiệu đưa đến việc kiểm soát bệnh là không dễ và cần ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu.
 

Hình 3.39: Hình dầy da lòng bàn tay (trích từ www.medscape.com)
 

Hình 3.40: Hình dầy da lòng bàn tay (trích từ www.medscape.com)
 

  • Viêm da tiếp xúc do kích thích trực tiếp
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Viêm da tạng dị ứng
  • Viêm da tay bóng nước (tổ đĩa)
  • Viêm da tay dầy sừng hóa
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    quá tải thông tin

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tại sao các nguyên tắc về câu lệnh lại quan trọng?

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    tài liệu tham khảo
    Kỹ năng giải thích
    113
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space