Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Viêm da tiếp xúc do kích thích trực tiếp

(Tham khảo chính: ICPC )

Đặc điểm của thể bệnh này là tình trạng phá hủy lớp keratin bảo vệ, ảnh hưởng đến chức năng che chắn, chống thấm của lớp thượng bì gây ra bởi các tác nhân hóa học, vật lý. Chất kích thích có thể gây tổn thương cấp tính ngay lần tiếp xúc đầu tiên (gặp đối với chất kích tích mạnh như acid, kiềm…), hoặc tích lũy dần qua nhiều lần tiếp xúc (phá hủy – bào mòn từ từ lớp thượng bì của da).
Đa phần các trường hợp, bệnh có tính chất mạn tính, xuất hiện chậm do mang tính tích lũy dần dần, không rõ ràng ngay thời điểm tiếp xúc. Bên cạnh đó, bệnh viêm da tiếp xúc do kích thích lại xuất hiện lồng ghép với bệnh cảnh của viêm da tạng cơ địa dị ứng. Do vậy, người bệnh có thể lầm tưởng, quan niệm rằng do dị ứng. Vai trò của nhân viên y tế là cần giải thích cơ chế và nêu rõ tác nhân kích thích gây bệnh, từ đó loại trừ - hạn chế sự tiếp xúc với tác nhân.
Trong bệnh cảnh cấp tính, dưới tác dụng của tác nhân mạnh, vùng da tiếp xúc sẽ có biểu hiện hồng ban màu đỏ - nâu và có những mụn nước viêm. Tổn thương xuất hiện nhanh, thường trong vòng 6-12 giờ sau khi tiếp xúc, đau, ngứa, ngay tại vị trí tiếp xúc. Nếu xuất hiện thương tổn da tại vị trí xa nơi tiếp xúc thì cần nghĩ đến chẩn đoán khác. Nếu tác nhân được dỡ bỏ (không tiếp xúc nữa), thương tổn da phục hồi nhanh. Do đặc điểm xuất hiện và phục hồi nhanh với sự tiếp xúc tác nhân, người bệnh thường dễ dàng thiết lập được mối quan hệ nhân quả và khu trú được tác nhân gây bệnh.
Đối với bệnh cảnh bán cấp hoặc mãn tính, thương tổn da xuất hiện chậm và kéo dài, gây bệnh cảnh rất dễ nhầm lẫn với các chẩn đoán khác. Biểu hiện có thể là dầy da, nứt da, bong vẫy, đóng mày do có chất xuất tiết, dễ nhiễm trùng thứ phát trên nền da bị tổn thương. Bệnh cảnh mãn tính đặc biệt thường gặp ở người nội trợ, liên quan đến tính chất công việc và bối cảnh tiếp xúc tái đi tái lại với tác nhân gây bệnh.
Một số bệnh cảnh đặc biệt như viêm da tiếp xúc do tả lót gặp ở trẻ em, vùng da bệnh có biểu hiện dầy lớp sừng (có nhiều nếp gấp da trên nền da dầy sừng hóa), có thể có xuất tiết nếu viêm nặng, loét trợt, bóng nước. Bệnh này có thể phân biệt với tình trạng viêm da do candida thông qua đặc điểm là vùng da bị viêm do tiếp xúc sẽ không có viêm da tại các nếp gấp sinh lý (là vùng da nếp gấp không tiếp xúc với tả lót nên không bị bệnh). Ngược lại bệnh viêm da do candida lại xuất hiện chủ yếu vùng nếp gấp, gây hình ảnh hồng ban ở cả vùng da gấp nếp. Trong bối cảnh đặc thù khác, viêm da do chất tẩy rửa gặp ở người phụ nữ, thương tổn thường gặp tại các vị trí nếp gấp vì đây là nơi mà tác nhân dễ đọng lại, tích tụ kéo dài và khó rửa trôi.
Chẩn đoán bệnh dựa chủ yếu vào đặc điểm lâm sàng và bệnh sử chi tiết. Xét nghiệm cận lâm sàng không giúp nhiều cho chẩn đoán.
Điều trị cần dựa chính vào việc trách tiếp xúc với tác nhân gây thương tổn da. Người bệnh cần được giải thích sự liên đới giữa bệnh với tính chất công việc, môi trường sống và tác nhân nguy cơ với tình trạng của bệnh. Sự cộng tác của người bệnh là yếu tố quyết định đối với sự thành công của điều trị chống tái phát. 
 

Hình 3.34: Hình viêm da tiếp xúc do kích thích trực tiếp (trích từ www.medscape.com)
 

  • Viêm da tiếp xúc do kích thích trực tiếp
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Viêm da tạng dị ứng
  • Viêm da tay bóng nước (tổ đĩa)
  • Viêm da tay dầy sừng hóa
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Yếu tố thúc đẩy và làm phù chân nặng lên

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số bệnh thường gặp tại tai

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Từ khóa
    Tài liệu tham khảo
    Nguyên nhân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space