Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Một số thông tin gợi ý khi cầm tay –bắt tay

(Tham khảo chính: ICPC )

Một số yếu tố thông tin có thể gợi ý như sau:
•    Bệnh nhân gặp khó khăn khi đưa tay có thể là dấu gợi ý của tình trạng yếu liệt cơ (tai biến mạch máu cũ, bệnh thần kinh trung ương hoặc ngoại biên), của tăng trương lực cơ khu trú hoặc toàn thân (gặp trong bệnh Parkinson), của bệnh lý cơ xương khớp của vùng ngón tay - bàn tay- cổ tay – cánh tay như bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, ...
•    Bàn tay tiết nhiều mô hôi là dấu hiệu gợi ý tình trạng cường giao cảm gặp trong nhiều tình trạng khác nhau. Trong trường hợp cường giáp thì bàn tay sẽ ẩm ướt, run biên độ nhẹ, tần số cao, lòng bàn tay đỏ. Trong trường hợp bệnh nhân có lo lắng, căng thẳng thì dấu hiệu cũng tương tự nhưng lòng bàn tay sẽ không đỏ. Ngoài ra, các tình trạng bệnh khác có biểu hiện cường giao cảm chung cũng có thể là nguyên nhân gây tiết mồ hôi tay : gặp trong hạ đường huyết, u tủy thượng thận, nóng sốt trong đáp ứng viêm do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng, hội chứng cai thuốc lá – rượu – chất kích thích …
•    Mô cơ bàn tay mềm giống như bàn tay-chân của trẻ em, có thể gợi ý tình trạng mất trương lực của nhóm cơ vùng bàn tay, có thể là dấu hiệu của bệnh mạch máu thần kinh của vùng não đối bên. Trong trường hợp dấu hiệu này xuất hiện ở cả 2 bàn tay, có thể nghĩ đến bệnh lý của cả 2 bán cầu gặp trong bệnh Alzheimer.
•    Với bệnh nhân bị cường hormone tăng trưởng sẽ có hiện tương to các đầu chi (acromegaly), thông qua nắm tay có thể ghi nhận một số dấu đặc thù như bàn tay to, ôm hết bàn tay của bác sĩ khám, mô da mềm và có vẻ đầy đặn.
•    Đối với bệnh nhân bị Parkinson, bệnh nhân có thể có biểu hiện run tay khi nghỉ, nhưng khi yêu cầu chào bắt tay thì triệu chứng run sẽ biến mất. Điều này trực tiếp gợi ý hội chứng run khi nghỉ (tham khảo thêm bài tiếp cận triệu chứng run). Bên cạnh đó, chúng ta có thể khám thấy có dấu tăng trương lực thông qua biểu hiện hạn chế cử động của khớp khuỷu tay (dấu bánh xe răng cưa). Tứ chứng vận động điển hình của bệnh Parkinson là: rối loạn cử động chậm, run cơ khi nghỉ, tăng trương lực cơ và dáng đi chậm chạp. Run khi đang bắt tay gợi ý khả năng thể lâm sàng run vô căng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có các dấu chứng về thần kinh của các bệnh lý phối hợp khác, cũng có thể phát hiện thông qua động tác nắm tay.
•    Hình dáng bất thường của ngón tay có thể gợi ý một số thông tin. Khớp gian ngón to, biến dạng cấu trúc khớp, tăng sinh mô đệm quanh khớp là biểu hiện của viêm khớp, gặp trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hiếm hơn có thể gặp ở bệnh xương Paget. Khớp ngón tay biến dạng cổ thiên nga, cứng khớp thể hiện giai đoạn trễ của các bệnh viêm của khớp. Các nốt thấp cũng có thể gặp ở ngón tay. 
•    Bàn tay to không đối xứng một bên có thể là do công việc lao động chân tay, đi kèm với dầy da và có các nốt chai da vùng bờ lòng bàn tay và khớp bàn ngón (điển hình của vết chai da có thể thấy ở đầu xa của đốt xương bàn tay gặp ở người làm nghề nông, xây dựng, nghề có sử dụng bàn tay nhiều). Nếu tay to đơn thuần cả 2 bên (không kèm theo nốt chai da) thì có thể nghĩ đến bệnh phù cơ (myxedema).
•    Tình trạng dinh dưỡng cũng có thể được đánh giá phần nào thông qua việc nắm bàn tay. Ở bệnh nhân suy dinh dưỡng kéo dài mãn tính, chúng ta có thể ghi nhận tình trạng teo thiểu dưỡng các cơ gian ngón, cơ giạng – cơ khép ngón của ngón cái. Các nhóm cơ này chỉ thiểu dưỡng ở những người suy dinh dưỡng mạn tính. Tình trạng mô mỡ dưới da cũng có thể được nhận định nhanh chóng thông qua động tác bắt tay. 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tình huống lâm sàng ví dụ
  • Giải phẫu bàn tay
  • Khái quát ý nghĩa của cầm tay – bắt tay
  • Một số thông tin gợi ý khi cầm tay –bắt tay
  • Bệnh lý khớp bàn tay
  • Giới thiệu da bàn tay
  • Viêm da
  • Thao khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    1- Giới thiệu AI trong y khoa

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa và phân loại

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm tai giữa thanh dịch

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ PHẢN ỨNG THUỐC CÓ HẠI VÀ TÁC DỤNG PHỤ (ADR)
    Thiết kế tên biến
    Nghỉ ngơi tại giường
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space