Ví dụ minh họa mô hình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm trong quản lý bệnh tăng huyết áp trên người cao tuổi. Bà Nguyễn Thị A, 72 tuổi, đến khám tại phòng khám đa khoa với bác sĩ gia đình. Qua thăm khám và đo huyết áp, bác sĩ chẩn đoán bà bị tăng huyết áp. Sau khi xác định các yếu tố nguy cơ và mức độ nguy cơ của bệnh, bác sĩ cùng với bà A thực hiện các hoạt động sau:
1. Cùng thảo luận xác định mục tiêu điều trị:
• Mục tiêu chung: Giảm huyết áp về mức bình thường (dưới 140/90 mmHg) và duy trì ổn định lâu dài.
• Mục tiêu cụ thể: Giảm huyết áp tâm thu xuống dưới 130 mmHg và huyết áp tâm trương xuống dưới 80 mmHg trong vòng 3 tháng.
2. Phác đồ điều trị:
• Thay đổi lối sống: giảm bớt các hoạt động stress, giảm hoạt động thể lực gắng sức không phù hợp độ tuổi 72.
• Chế độ ăn uống: Hạn chế muối quà nhiều (bớt nước mắm, bớt thêm gia vị - nước chấm), tăng cường rau xanh, trái cây.
• Tập thể dục: Tập luyện các hoạt động thể lực nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày, phù hợp với tuổi 72.
• Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vào cùng thời điểm trong ngày để hạn chế quên thuốc.
3. Kế hoạch theo dõi:
• Bác sĩ hướng dẫn bà A cách tự đo huyết áp tại nhà và ghi chép nhật ký huyết áp, báo bác sĩ vào lần khám sau.
• Bà A tái khám định kỳ mỗi tháng cùng 1 bác sĩ (bác sĩ gia đình) để bác sĩ kiểm tra huyết áp, điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết. Các thông tin theo dõi sẽ được ghi nhận vào bệnh án điện tử/bệnh án giấy theo dõi.
4. Vai trò của bà A:
• Bà A cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm thay đổi lối sống và sử dụng thuốc đúng cách. Nếu có khó khăn thì báo lại bác sĩ để hiệu chỉnh cho phù
• Bà A cần theo dõi huyết áp tại nhà và ghi chép nhật ký huyết áp. Nếu huyết áp có cao vượt ngưỡng thì báo bác sĩ
• Bà A cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
5. Sự tham gia của bà A trong quyết định điều trị:
• Bác sĩ trao đổi với bà A về các lựa chọn điều trị, giải thích ưu và nhược điểm của từng lựa chọn.
• Bà A được quyền lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.
• Bác sĩ và bà A cùng nhau xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bà A.
Ví dụ này minh họa một số hoạt động chăm sóc của ê-kíp nhân viên y tế và thể hiện sự tham gia của người bệnh trong quyết định điều trị - theo dõi điều trị trong mô hình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm. Trong những tình huống phức tạp, bác sĩ gia đình có thể huy động sự tham gia của nhiều nhân viên y tế đến từng các lĩnh vực khác nhau để tạo ê kíp chăm sóc. Vai trò của từng thành viên có thể phân công như sau:
• Bác sĩ chẩn đoán bệnh, tư vấn và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với người bệnh.
• Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.
• Dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
• Người bệnh được tham gia vào quá trình điều trị, được lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.
Mô hình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp trên người cao tuổi, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
|