Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quá trình áp dụng mô hình y học gia đình tại Thái Lan

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Thái Lan là một trong những nước được đánh giá cao về thành tựu y khoa thông quá các chỉ số về sức khỏe trong các thập kỷ gần đây. Vào những năm 90, với các chính sách của Bộ y tế, bảo hiểm y tế đã được triển khai bắt đầu từ các bệnh viện cấp tỉnh – thành phố và sau đó là các bệnh viện của huyện và trạm y tế. 
Việc khám điều trị bệnh chủ yếu được đáp ứng bằng hệ thống phòng khám ngoại chẩn tại các bệnh viện. Bên cạnh đó, mạng lưới các phòng khám tư nhân tham gia đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc y tế của người dân. Mạng lưới tư nhân được hình thành ban đầu là các phòng mạch tư, do chính nhân viên y tế nhà nước đứng tên thành lập và hoạt động ngoài giờ hành chính. Dần về sau, các phòng mạch tư được trang bị dần và phát triển thành các phòng khám đa khoa tư nhân. Việc chuyên khoa hóa là một xu hướng chung. Ban đầu các bác sĩ trẻ được bố trí công tác tại các bệnh viện tuyến huyện, đảm nhận công việc bác sĩ đa khoa trước khi đủ điều kiện để theo học chuyên khoa về sau.
Đứng trước tình hình chi phí y tế tăng cao và nhu cầu cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, năm 1996, bộ y tế Thái Lan đã triển khai chương trình cải cách bao gồm 3 hướng chính: cải cách tài chính của bảo hiểm y tế, cải cách mạng lưới y tế dựa trên mô hình bác sĩ gia đình và nâng cao quyền của bệnh nhân. Với việc cải cách mạng lưới y tế, mô hình y học thiên về bệnh viện được chuyển hướng sang mô hình y học gia đình, đảm nhiệm bởi mạng lưới các đơn vị chăm sóc tuyến cơ sở (có thể liên kết với bệnh viện hoặc không). Mỗi đơn vị chăm sóc tuyến cơ sở này thường có khoảng 8 nhân viên, trong đó có ít nhất 2 y tá và 1 bác sĩ (nếu như có thể) phụ trách cho một cộng đồng dân cư khoản 10.000 dân. Các đơn vị này được nhận một khoản kinh phí hỗ trợ tương ứng với số người dân đăng ký, do vậy bệnh nhân chỉ trả một phần chi khí cho mỗi lần khám bệnh. 
Tuy nhiên số bác sĩ chấp nhận công tác tại các tuyến cơ sở theo mô hình này không nhiều, do vậy nhà nước đã có những chính sách khác nhau nhằm củng cố trình độ của các đơn vị y tế tuyến cơ sở. Mô hình y học gia đình tại Thái Lan được xây dựng trên những kinh nghiệm đúc kết từ các chuyến tham quan mô hình y tế các nước, phối hợp với kinh nghiệm thực tiễn và đặc trưng của Thái Lan. Mặc dù chương trình cải cách được triển khai thí điểm từ cuối những năm 90, đến năm 2001 (thời điểm triển khai cải cách), mô hình y học gia đình của Thái Lan vẫn chưa có được sự thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau.
Để đẩy mạnh phát triển y học gia đình, nguồn nhân lực cũng đã được chú ý phát triển. Giải pháp đầu tiên là nâng cao năng lực điều trị lâm sàng cho các y tá đang công tác tại trạm y tế thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. Việc phát triển bác sĩ gia đình được thực hiện bằng 2 hình thức. Hình thức thứ nhất là các bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp sẽ học thêm chương trình sau đại học trong 3 năm (chuyên khoa về bác sĩ gia đình), chính thức hình thành từ năm 2000. Hình thức thứ 2 là mô hình đào tạo dành cho các bác sĩ đã công tác tại địa phương, nó cho phép những bác sĩ đa khoa hoặc đã chuyên khoa đã qua công tác điều trị trong 5 năm được phép lấy bằng về y học gia đình chỉ qua một khóa học ngắn hạn (khoảng 1 tuần lễ). Với cách thức đào tạo này, chỉ trong năm đầu tiên triển khai, đã có 2000 bác sĩ tốt nghiệp chương trình này. Đây cũng chính là lý do giải thích việc các bác sĩ có bằng bác sĩ gia đình ít khi công tác tại tuyến y tế cơ sở (vì đa phần đã là người đang công tác tại các tuyến y tế chuyên sâu, tuyến bệnh viện).
Việc triển khai y học gia đình trên qui mô quốc gia đã gặp nhiều khó khăn. Các phòng khám tư nhân (phòng mạch tư) không muốn tham gia mạng lưới này vì họ vẫn muốn quyền tự chủ trong hoạt động. Các trạm y tế không có đủ nhân lực cần thiết (thường là thiếu bác sĩ) để triển khai thêm hoạt động điều trị (vốn trước đây họ chỉ có đủ nguồn lực cho các hoạt động dự phòng và chương trình cộng đồng). Do vậy, các trạm y tế phải nhờ đến các bác sĩ của các bệnh viện tuyến huyện hỗ trợ hoạt động điều trị. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính chất nhất thời, không thể duy trì lâu dài. Các trạm y tế thường phối hợp với bệnh viện để hình thành mạng lưới. Việc này cũng không dễ dàng. Ban lãnh đạo các bệnh viện lại không ủng hộ việc chuyển hướng y học bệnh viện sang hướng y học gia đình, đây là một trong những lý do gây cản trở cho việc đẩy củng cố chuyên môn tuyến y tế chăm sóc ban đầu. 
Một trong những khó khăn cũng phải cần nhấn mạnh là quan niệm của người dân về chất lượng y tế còn giới hạn. Bệnh viện vẫn được xem là nơi cung cấp các dịch vụ sức khỏe có chất lượng, và trạm y tế vẫn bị xem là không có đủ chuyên môn đảm nhận điều trị. 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mô hình của Mỹ
  • Mô hình của Anh
  • Mô hình của Bỉ
  • Quá trình áp dụng mô hình y học gia đình tại Thái Lan
  • Vài nét về mô hình bác sĩ gia đình tại CuBa
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người cao tuổi

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cận lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiến trình tham vấn

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B
    Theo dõi điều trị
    Mục đích sử dụng dụng cụ tử cung
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space