Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG/NHẸ CÂN VÀ CÁC DỊ TẬT SƠ SINH CẦN CAN THIỆP SỚM

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG/NHẸ CÂN

Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi thai hoặc trước 259 ngày tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối. Tuần tuổi thai được làm tròn, ví dụ trẻ sinh lúc 28 tuần 4 ngày sẽ được tính là sinh non 28 tuần hoặc chi tiết hơn 28 4/7 tuần.

Sơ sinh sinh non do được sinh ra trước thời điểm các cơ quan trong cơ thể hoàn chỉnh về mặt chức năng cũng như giải phẫu nên phải đối diện với nhiều nguy cơ và biến chứng cũng như sẽ gặp nhiều khó khăn trong dinh dưỡng.

  1. Tuyến xã.

- Xác định tuổi thai, cân nặng, chiều dài, nếu non tháng tăng nhiệt độ phòng sinh

- Chăm sóc đúng quy trình chăm sóc thiết yếu da kề da sau sinh

- Chăm sóc trẻ trên 2000 g không có suy hô hấp, bú được.

- Hướng dẫn bà mẹ giữ ấm cho trẻ bằng phương pháp Kangaroo, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống nhiễm khuẩn.

- Tiêm bắp vitamin K1 liều 1 mg; liều 0,5 mg cho trẻ có cân nặng < 1500 g.

- Tiêm chủng theo quy định: BCG và viêm gan B

- Phát hiện dị tật, dấu hiệu nguy hiểm để chuyển trẻ lên tuyến trên.

  1. Tuyến huyện

- Thực hiện các chăm sóc, điều trị như tuyến xã và:

- Chăm sóc trẻ từ 1500 g trở lên, không suy hô hấp nặng và có thể bú mẹ hoặc nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa.

- Theo dõi và điều trị các nguy cơ thường gặp của trẻ đẻ non: chú ý vàng da (chiếu đèn), nhiễm khuẩn (điều trị kháng sinh), hạ thân nhiệt (chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, giường sưởi, lồng ấp), hạ đường huyết, suy hô hấp (sử dụng CPAP).

- Sàng lọc sơ sinh và sàng lọc tim bẩm sinh nặng theo hướng dẫn quốc gia

- Chú ý chuyển tuyến tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.

- Chuyển tuyến nếu phát hiện các dị tật bẩm sinh ngoài khả năng điều trị và các trường hợp suy hô hấp nặng, các bệnh nhiễm khuẩn không đáp ứng với điều trị.

- Theo dõi sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ sau khi ra viện.

  1. Tuyến tỉnh, trung ương:

- Thực hiện các chăm sóc, điều trị như tuyến huyện và:

- Chăm sóc trẻ dưới 1500 g.

- Chăm sóc điều trị suy hô hấp nặng với chuyên môn và kỹ thuật cao: máy thở, bơm surfactan, lập đường truyền tĩnh mạch và động mạch trung tâm.

- Điều trị dinh dưỡng đường tiêu hóa trẻ sinh non, dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần.

- Phát hiện và điều trị sớm các nguy cơ và biến chứng ở trẻ sinh non (rối loạn đường huyết, xuất huyết não màng não, bệnh màng trong, ngưng thở, loạn sản phế quản phổi, còn ống động mạch, viêm ruột hoại tử, hạ huyết áp hệ thống, bệnh võng mạc, khiếm thính).

  1. Tiêu chuẩn xuất viện với trẻ đẻ non.

- Trẻ hồng hào, có khả năng bú mẹ hoặc ăn đủ lượng sữa mà không bị suy hô hấp.

- Tăng cân 10-15 g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày trong 3 ngày liên tục.

- Thân nhiệt ổn định với nhiệt độ phòng.

- Không có cơn ngừng thở nặng và nhịp tim chậm trong 5 ngày.

- Mẹ hoặc người nuôi dưỡng đã được hướng dẫn về việc chăm sóc trẻ

- Nên hẹn khám lại mỗi tháng một lần trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng trong năm đầu

  1. Tiêm chủng cho trẻ sinh non: theo quy định

 

DỊ TẬT SƠ SINH CẦN CAN THIỆP SỚM

Dị tật sơ sinh cần can thiệp sớm là những dị tật bẩm sinh nặng cần được phát hiện sớm để xử trí, phẫu thuật kịp thời ngay trong những ngày đầu sau sinh. Đó có thể là các dị tật hình thái bên ngoài nhìn thấy ngay, cũng có thể là các dị tật nội tạng cần khám toàn diện để chẩn đoán.

Một số dị tật cần can thiệp sớm bao gồm:

- Các khối thoát vị ra ngoài: thoát vị cuống rốn, khe hở thành bụng, thoát vị màng não-tủy

- Dị tật gây suy hô hấp: teo hẹp lỗ mũi sau, teo thực quản, thoát vị hoành, hội chứng Pierre Robin, tim bẩm sinh...

- Dị tật gây tắc nghẽn đường tiêu hóa: không hậu môn, hội chứng tắc ruột sơ sinh...

- Dị tật sinh dục: giới tính mơ hồ, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn ẩn (ở trẻ đủ tháng)...

- Dị tật đường tiểu: lộ bàng quang...

- Dị tật xương khớp.

- Việc phát hiện:

+ Trước sinh: dựa vào yếu tố nguy cơ (thai lưu, đa ối, thiểu ối), vào siêu âm chẩn đoán.

+ Sau sinh: qua khám đánh giá trẻ ngay sau sinh, khám thường quy trong 24-48 giờ đầu.

  1. Tuyến xã.

- Phát hiện các dị tật cần can thiệp ngay bằng khám lâm sàng.

- Thông báo, giải thích cho gia đình với thái độ thông cảm, tinh tế.

- Vận chuyển an toàn lên tuyến trên nơi có khả năng xử trí, phẫu thuật.

  1. Tuyến huyện.

Như tuyến xã và:

- Phát hiện được một số dị tật bằng khám lâm sàng, chụp X quang và siêu âm nếu có.

- Chuyển tuyến an toàn để xử trí, phẫu thuật.

  1. Tuyến tỉnh, trung ương:

Như tuyến huyện và:

- Xử trí các loại dị tật bẩm sinh cần can thiệp sớm.

- Làm các xét nghiệm cơ bản và một số xét nghiệm thăm dò để xác định chẩn đoán.

- Can thiệp xử trí, phẫu thuật sớm.

- Hướng dẫn và bảo đảm mẹ/gia đình biết cách chăm sóc trẻ.

- Tư vấn về tiên lượng bệnh của trẻ và giới thiệu đến các cơ sở điều trị tiếp tục (nếu cần).

  1. Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị dị tật.

- Thoát vị hoành: Tuyệt đối không bóp bóng qua mặt nạ, nếu cần hỗ trợ hô hấp phải đặt nội khí quản.

- Những dị tật teo tắc ruột: Nhịn ăn hoàn toàn và đặt ống thông dạ dày dẫn lưu.

- Dị tật teo thực quản: Nhịn ăn hoàn toàn, đặt trẻ nằm đầu cao, hút đàm giãi liên tục.

- Khi chuyển trẻ bị thoát vị rốn và khe hở thành bụng cần đảm bảo khối thoát vị được đắp băng vô khuẩn và phủ túi plastic hoặc màng bám (để ngừa mất dịch). Trẻ nhịn ăn hoàn toàn và đặt ống thông dạ dày dẫn lưu.

- Khối thoát vị màng não-tủy, các khối thoát vị khác cũng cần được băng vô khuẩn.

- Hội chứng Pierre Robin: Trẻ được đặt nằm sấp, đầu nghiêng bên.

- Những dị tật về xương khớp cần chú ý cố định tốt khi vận chuyển.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    BACITRACIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau đầu mới

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    phác đồ chẩn đoán điều trị chữa bệnh ung thư đại tràng
    Bệnh ménière
    PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH UNG THƯ TRỰC TRÀNG
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space