Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nguyên tắc dự phòng phản vệ

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Dự phòng phản vệ là biện pháp tốt nhất ngăn ngừa các phản ứng phản vệ xảy ra. Việc dự phòng phản vệ phải theo các nguyên tắc sau:
-    Khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên khác (thứ ăn, côn trùng đốt, bụi, phấn hoa…) của người bệnh trước khi kê đơn thuốc, lưu ý người bệnh bị hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm, mẩn ngứa, mề đay, ho mạn tính, phù Quincke…
-    Chỉ tiêm, truyền thuốc khi đường dùng khác không thể thực hiện được hoặc không
đạt hiệu quả.
-    Chỉ tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau. Nếu test da dương tính thì không được tiêm. Nếu test da âm tính thì làm tiếp test nội bì. Nếu cả 2 test đều âm tính thì phải làm giải mẫn cảm và phải được sự đồng ý của người bệnh bằng văn bản mới được tiêm thuốc.
-    Bác sỹ chuyên ngành dị ứng miễn dịch hoặc bác sỹ được tập huấn về phản vệ là
người thực hiện các test.
-    Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh. Trường hợp cần phải dùng thuốc thì phải hội chẩn chuyên ngành dị ứng miễn dịch hoặc bác sỹ được tập huấn về phản vệ và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh.
-    Các cán bộ y tế phải được tập huấn về phản vệ và thành thạo trong xử trí phản vệ.
-    Điều trị dự phòng phản vệ: được chỉ định trên những người bệnh thường xuyên xuất hiện các đợt phản vệ (>6 lần/ năm hoặc >2 lần /2 tháng):
+ Prednisolon 60-100mg/ ngày x 1 tuần, sau đó:
+ Prednisolon 60mg/ cách ngày x 3 tuần, sau đó:
+ Giảm dần liều prednisolon trong vòng 2 tháng.
+ Phối hợp: kháng H1: cetirizin 10mg/ ngày, loratadin 10mg/ ngày.
-    Người bệnh bị dị ứng được cơ quan y tế cấp thẻ dị ứng, trong đó ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng.
-    Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo.
-    Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ (bảng 1).
Bảng 1. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ

STT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

1

Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ

bản

01

 

 

 

2

Bơm kim tiêm vô khuẩn

 

 

- Loại 10ml

cái

02

- Loại 5ml

cái

02

- Loại 1ml

cái

02

- Kim tiêm 14-16G

cái

02

3

Bông tiệt trùng tẩm cồn

gói/hộp

01

4

Dây garo

cái

02

5

Adrenalin 1mg/1ml

ống

05

6

Methylprednisolon 40mg

lọ

02

7

Diphenhydramin 10mg

ống

05

8

Nước cất 10ml

ống

03

 

 

 

 

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Định nghĩa và phân độ phản vệ
  • Nguyên tắc dự phòng phản vệ
  • Chẩn đoán và xử trí phản vệ
  • Thực hành xử trí phản vệ với tình huống giả định
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Suy tim ứ huyết

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau bụng cấp

    Trần Thị Hoa Vi.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nghị định 96/2023

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não
    Cài đặt trang web
    Nguyên nhân gây tàn tật
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space