Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các yếu tố cần chú ý khi sử dụng vắc-xin

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1.1    Tính kháng nguyên của vắc-xin
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một hoặc một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Kháng nguyên là những vật lạ, có khả năng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn như các vi khuẩn hoặc virus.
Như vậy, về bản chất, vắc xin là một chất lạ đối với cơ thể, do vậy khi tiêm chủng, phản ứng sau tiêm xuất hiện là lẽ đương nhiên, do cơ thể phản ứng với vật lạ. Đồng thời, xắc-xin không trực tiếp tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà nó phải thông qua quá trình tạo ra kháng thể hay còn gọi là quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Tính “đặc hiệu” được hiểu là “kháng nguyên nào thì kháng thể đó”.
Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đòi hỏi phải có 1 khoảng thời gian nhất định. Đây chính là cơ sở để đưa ra nguyên tắc “tiêm đúng lịch và tiêm trước vụ dịch” trong tiêm chủng. Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có 3 giai đoạn:
(1)    Nhận diện những vật được coi là “lạ” đối với cơ thể, bao gồm:
 
-    Các vật lạ từ bên ngoài đưa vào: Vắc-xin, virus, vi khuẩn, thuốc kháng sinh…
-    Các vật lạ ở ngay bên trong cơ thể: Tế bào nhiễm virut (HIV, viêm gan B), tế bào ung thư.
-    Các vật không lạ trong cơ thể nhưng tế bào miễn dịch nhầm tưởng là “lạ”, ví dụ van hai lá trong bệnh thấp khớp, tổ chức liên kết trong bệnh luput ban đỏ…
(2)    Đáp ứng lại (đánh trả) vật lạ:
Hệ thống miễn dịch trưng dụng các tế bào (lympho B, lympho T) và các phân tử phù hợp để tấn công vật lạ. Đáp ứng này nhằm loại trừ vật lạ hoặc biến chúng thành vô hại đối với cơ thể, do đó ngăn chặn được bệnh. Phản ứng của cơ thể chống lại vật lạ gây ra những phản ứng sau tiêm.
(3)    Ghi nhớ vật lạ:
Tế bào miễn dịch có khả năng ghi nhớ vật lạ. Nếu tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể lần sau thì hệ thống miễn dịch sẽ nhớ và nhận ra để đáp ứng lại một cách nhanh và mạnh hơn (kháng thể sản xuất ra nhanh và nhiều hơn). Đây chính là lý do cần phải “tiêm nhắc lại” trong thực hành tiêm chủng.
Tác dụng phòng bệnh của vắc-xin phụ thuộc vào tính kháng nguyên. Nếu vắc- xin có chứa kháng nguyên mạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều kháng thể (vắc-xin sống, giảm độc) và ngược lại. Nếu kháng nguyên của vắc-xin bị phá hủy (do bảo quản không tốt) sẽ không còn tính “lạ”, do vậy vắc-xin sẽ không kích thích cơ thể sản xuất kháng thể. Chính vì vậy, các vắc-xin cần phải được bảo quản tốt ngay từ lúc nó được sản xuất cho tới khi được tiêm chủng vào cơ thể. Thường quy trình bảo quản các vắc- xin không giống nhau, nhưng nói chung các vắc-xin đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.
Nhiệt và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vắc-xin, nhất là những vắc-xin sống như vắc-xin sởi, bại liệt và vắc-xin BCG sống. Ngược lại, đông lạnh phá hủy nhanh các vắc-xin giải độc tố (như vắc-xin phòng uốn ván và bạch hầu). Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng, các vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 2oC đến 8oC. Đây chính là nguyên tắc “dây chuyền lạnh” trong tiêm chủng. Dây chuyền lạnh không chỉ bao gồm các nhà lạnh, tủ lạnh, các phích đá hoặc các hộp cách nhiệt mà còn phải lưu ý cả những khâu trung gian trong quá trình vận chuyển vắc-xin và tiến hành tiêm chủng, ví dụ: chuyển vắcxin từ tủ lạnh sang phích lạnh, lấy vắcxin ra xơ ranh chưa tiêm ngay…
Một điểm cũng cần được lưu ý là các hóa chất tẩy uế, sát trùng đều có thể phá hủy vắc-xin. Nếu các dụng cụ tiêm chủng được khử trùng bằng hóa chất thì chỉ cần một lượng rất ít dính lại cũng có thể làm hỏng vắc-xin. Vì vậy các dụng cụ tiêm chủng trước khi dùng phải được rửa sạch sau đó khử trùng ở nhiệt độ cao bằng cách luộc hoặc hấp. Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin còn phụ thuộc vào khả năng sinh kháng thể. Khi cơ thể sinh kháng thể kém hoặc không có khả năng sinh kháng thể (suy dinh dưỡng, mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang uống thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, methotrexate…) thì tiêm vắcxin sẽ kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả phòng bệnh. Đây là một trong những lý do hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm vắc- xin.
1.1.2.    Thành phần của vắc-xin
 
-    Kháng nguyên: Là chất kích thích sản xuất kháng thể;
-    Chất ổn định: Là chất đảm bảo đặc tính của của các kháng nguyên;
-    Chất bảo quản: Là chất đảm bảo vắc-xin không bị nhiễm trùng;
-    Tá dược: Là chất tăng khả năng kích thích miễn dịch của kháng nguyên.
Khi sử dụng vắc xin, có thể xảy ra các phản ứng với các thành phần của vắc-xin, gây ra tác dụng không mong muốn.
1.1.3.    Phân loại vắc-xin
Có 4 loại vắc-xin chính:
-    Vắc-xin sống, giảm độc
-    Vắc-xin bất hoạt
-    Vắc-xin vô bào
-    Vắc-xin giải độc tố
1.1.4.    Tiêu chuẩn của vắc-xin: Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vắc-xin là an toàn và
hiệu lực
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Các yếu tố cần chú ý khi sử dụng vắc-xin
  • Một số loại vắc-xin thường dùng và lịch tiêm chủng
  • Cập nhật vấn đề mới trong tiêm chủng
  • Thực hành tiêm chủng an toàn
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh zona

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    phác đồ chẩn đoán điều trị, phẫu thuật chữa bệnh ung thư da

    phác đồ BV Ung bướu - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
    Mỡ cạnh tim
    Điều trị
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space