Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cập nhật vấn đề mới trong tiêm chủng

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

2.1.    Vắc-xin dự phòng ung thư cổ tử cung
HPV (Human papilloma virus) là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, còn có bằng chứng liên quan giữa HPV với ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật và hầu họng. HPV chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục và hầu hết mọi người bị nhiễm vi-rút ngay sau khi bắt đầu hoạt động tình dục.
Có hơn 100 loại HPV, nhưng phần lớn chúng lành tính. Hiện nay, có ít nhất 14 loại HPV gây ung thư (còn được gọi là loại có nguy cơ cao), trong đó HPV 16 và HPV 18 gây ra 70% ung thư cổ tử cung và tổn thương cổ tử cung tiền ung thư.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 2 loại văc-xin HPV: văc-xin HPV phân type 16, 18 (Cervarix 0,5 ml) và văc-xin HPV phân type 6, 11, 16, 18 (Gardasil 0,5 ml). Bộ Y tế đưa ra mục tiêu: tỷ lệ trẻ em gái và phụ nữ được tiêm vắc-xin HPV đạt ít nhất 25% vào năm 2025.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 2 loại vắc xin trên được tiêm cho nữ giới chưa quan hệ tình dục, lứa tuổi từ 9-26. Tiêm 3 mũi cơ bản theo lịch: 0, 1, 6 tháng đối với Cervarix (mũi đầu tiêm thời điểm bất kỳ; mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng; mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 5 tháng) và 0, 2, 6 tháng đối với Gardasil.
2.2    Tiêm chủng ở người lớn khỏe mạnh
Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo: tất cả người lớn nên tiêm vắc-xin sau:
-    Vắc-xin cúm mùa: tiêm hàng năm để bảo vệ chống lại cúm mùa.
-    Vắc-xin uốn ván: tiêm 10 năm/ lần để bảo vệ chống uốn ván.
-    Các loại vắc-xin khác như vắc-xin zona, phế cầu khuẩn, não mô cầu, viêm gan A và viêm gan B, thủy đậu, sởi, quai bị và rubella có thể tiêm tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của từng người như tuổi tác, lối sống, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe v.v…
2.3    Tiêm chủng ở một số đối tượng bị bệnh
2.3.1.    Người nhiễm HIV
Do khả năng sinh kháng thể kém ở người nhiễm HIV, nên khi tiêm vắc-xin cho người nhiễm HIV có thể hệ miễn dịch không sản xuất đủ kháng thể, hoặc các kháng thể có thể không tồn tại lâu. Vắc-xin cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Do vậy cần cân nhắc về lợi ích và nguy cơ về tiêm chủng ở người nhiễm HIV.
Về nguyên tắc, không nên tiêm vắc-xin sống (như vắc-xin đậu mùa) cho người nhiễm HIV vì nguy cơ phát triển thành bệnh sau khi tiêm vắc-xin là rất cao. Người nhiễm HIV nên tránh tiêm vắc-xin phòng bệnh tả, thương hàn, sốt vàng và đậu mùa.
-    Một số vắc-xin được khuyến cáo cho người nhiễm HIV (khuyến cáo của
Canada):
-    Vắc-xin dự phòng viêm phổi (Pneumovax) được khuyến cáo cho tất cả người nhiễm HIV mỗi 5 năm 1 lần.
-    Vắc-xin dự phòng cúm mùa được khuyến cáo cho tất cả người nhiễm HIV mỗi năm 1 lần, thường tiêm vào tháng 11.
 
-    Vắc-xin dự phòng uốn ván và bạch hầu được khuyến cáo cho tất cả những người nhiễm HIV mỗi 10 năm một lần.
-    Vắc-xin dự phòng viêm gan A được khuyến cáo tiêm hai mũi cho những người nhiễm HIV đi du lịch nhiều.
-    Vắc-xin dự phòng viêm gan B được khuyến cáo tiêm ba mũi cho những người nhiễm HIV tiêm chính ma túy hoặc quan hệ tình dục đồng tính nam.
-    Vắc-xin dự phòng sởi, quai bị và rubella được coi là an toàn ở những người có số lượng CD4 lớn hơn 200, nhưng không nên dùng cho những người có số lượng tế bào CD4 dưới mức đó.
2.3.2.    Người bệnh đái tháo đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường. Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiễm trùng cấp tính có thể là nguồn gốc dẫn đến các biến chứng. Nguy cơ uốn ván cũng cao hơn ở những người bệnh đái tháo đường có tổn thương da tính.
Vì tất cả những lý do nêu trên, người mắc bệnh đái tháo đường, ngoài việc tiêm vắc- xin định kỳ như người khỏe mạnh, nên được tiêm vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella, thủy đậu trong trường hợp huyết thanh âm tính. Tiêm vắc-xin viêm gan B ba liều cho người mắc bệnh đái tháo đường từ 19 đến 59 tuổi. Cân nhắc việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho người ở độ tuổi ≥ 60 tuổi.
2.3.3 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chiến lược toàn cầu về quản lí và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khuyến cáo:
+ Tiêm phòng vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định khi: người bệnh >65 tuổi, hoặc có FEV1 <40%, hoặc có bệnh đồng mắc khác như: bệnh tim mạch, bệnh gan, thận mạn tính, đái tháo đường, nghiện rượu, nghiện thuốc lá...
+ Tiêm phòng vắc xin cúm 1 năm 1 lần vào đầu mùa thu.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Các yếu tố cần chú ý khi sử dụng vắc-xin
  • Một số loại vắc-xin thường dùng và lịch tiêm chủng
  • Cập nhật vấn đề mới trong tiêm chủng
  • Thực hành tiêm chủng an toàn
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    2475/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19
    Công cụ Google-analytics
    Mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space