Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đường lây

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Vi rút viêm gan B có thể sống ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, vi rút có thể gây lây nhiễm nếu xâm nhập vào cơ thể của những người chưa được bảo vệ bởi vắc xin. Thời gian ủ bệnh của HBV trung bình là 75 ngày, nhưng có thể dao động từ 30-180 ngày. HBV có thể xác định được trong máu trong vòng từ 30 đến 60 ngày kể từ khi nhiễm và có thể tồn tại mãi mãi và phát triển thành viêm gan mạn tính
Ở những vùng dịch tễ cao, HBV chủ yếu lây truyền từ mẹ sang con lúc sinh hoặc qua lây ngang (phơi nhiễm với máu bị nhiễm vi rút) đặc biêt từ một đứa trẻ bị nhiễm vi rút sang một đứa trẻ không bị nhiễm vi rút trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Sự phát triển thành viêm gan mạn tính là rất phổ biến ở những đứa trẻ bị lây nhiễm từ mẹ hoặc bị nhiễm trước 5 tuổi
Vi rút viêm gan B còn lây truyền qua da và niêm mạc tiếp xúc với máu hoặc các dịch cơ thể, cũng như nước bọt, kinh nguyệt, dịch tiết âm đạo, tinh dịch. HBV có thể lây truyền qua đường tình dục đặc biệt ở những người nam quan hệ đồng giới hoặc khác giới với nhiều bạn tính hoặc bạn tình mại dâm. Nhiễm HBV lúc trưởng thành sẽ dẫn đến viêm gan vi rút mạn tính dưới 5% các trường hợp. HBV còn có thể lây truyền qua việc sử dụng lại bơm kim tiêm trong môi trường y tế hoặc giữa những người sử dụng ma túy tĩnh mạch. Ngoài ra, nhiễm HBV còn có thể xảy ra trong các thủ thuật y khoa,
 
phẫu thuât, nha khoa, qua xăm trổ hoặc qua việc sử dụng dao cạo hoặc những dụng cụ tương tự có máu bị lây nhiễm với HBV.
Những đối tượng nào nên được sàng lọc:
-    Những người bệnh đang điều trị hóa chất hoặc những liệu pháp gây suy giảm miễn dịch (do có nguy cơ tái hoạt động)
-    Phụ nữ có thai
-    Trẻ sơ sinh và trẻ em được sinh ra từ mẹ có vi rút viêm gan B (>9 tháng)
-    Những người có biểu hiện của bệnh gan hoặc tăng men Alanine    transaminase (ALT) / Alpha fetoprotein (AFP) mà không biết được nguyên nhân
-    Các nhân viên y tế thực hiện các thủ thuật dùng vật sắc nhọn
-    Bạn tình/ người tiếp xúc trong gia đình, quan hệ tình duch với người viêm gan vi rút B cấp hay mạn tính.
-    Những người đã từng tiêm chích ma túy.
-    Nam quan hệ đồng tính với nam
-    Những người có nhiều bạn tình
-    Những người đang hoặc đã từng trong môi trường nhà tù
-    Những người nhiễm HIV hoặc viêm gan vi rút C hoặc cả hai.
-    Những người bệnh đang lọc máu
-    Những người làm nghề mại dâm
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Đường lây
  • Triệu chứng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Quản lý người bệnh tại cộng đồng
  • Phòng bệnh
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hệ quản trị đào tạo trực tuyến

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CLORAMPHENICOL

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Về việc ban hành hướng dẫn giám sát viêm phổi nặng do vi rút
    Tài liệu tham khảo
    Tác động của suy dinh dưỡng trên bệnh nhân nhập viện
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space