Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng, không thể phân biệt được viêm gan do vi rút B với viêm gan do các vi rút khác. Vì vậy cần phải có xét nghiệm. Những xét nghiệm này dùng để chẩn đoán và theo dõi người viêm gan do vi rút B và có thể giúp phân biệt giữa viêm gan cấp tính với viêm gan mạn tính. Một số xét nghiệm có thể sẵn có tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, một số xét nghiệm cần được thực hiện tại tuyến chuyên khoa
• Viêm gan vi rút B cấp tính: có sự hiện diện của HBsAg và kháng thể immunoglobulin M (IgM) với kháng nguyên lõi của vi rút HBcAg. Kháng thể này là HBc-Ab IgM.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của nhiễm vi rút, người bệnh còn có kháng nguyên HBeAg. Sự hiện diện của HBeAg thể hiện vi rút đang nhân lên và như vậy máu hay các dịch cơ thể của người bệnh viêm gan B lúc này có khả năng lây nhiễm rất cao
• Viêm gan vi rút B mạn tính được thể hiện bằng sự có mặt liên tục của HBsAg ít nhất 6 tháng (HBeAg có thể dương tính hoặc âm tính). Sự tồn tại lâu dài của HBsAg là một dấu ấn quan trọng của nguy cơ tiến triển đến bệnh gan mạn tính và ung thư gan sau này.
Ngoài ra, một số các xét nghiệm khác giúp xác định tình trạng miễn dịch liên quan đến vi rút viêm gan B.
Bảng 1. Giá trị của xét nghiệm huyết thanh của vi rút viêm gan B
HBsAg
anti-HBc anti-HBs
|
Dương tính Dương tính
Âm tính
|
Viêm gan vi rút B mạn
tính
|
HBsAg anti-HBc
anti-HBc IgM
anti-HBs
|
Dương tính Dương tính Dương tính
Âm tính
|
Viêm gan vi rút B cấp
|
HBsAg anti-HBc anti-HBs
|
Âm tính Âm tính Âm tính
|
Dễ cảm nhiễm với vi rút viêm gan B (nên được khuyến cáo tiêm phòng)
|
HBsAg
anti-HBc anti-HBs
|
Âm tính
Dương tính Dương tính
|
Miễn dịch sau khi đã hồi phục từ viêm gan vi rút B
|
HBsAg
anti-HBc anti-HBs
|
Âm tính Âm tính
Dương tính
|
Miễn dịch sau khi tiêm vắc xin
|
HBsAg anti-HBc
anti-HBs
|
Âm tính
Dương tính
Âm tính
|
Có nhiều khả năng: anti-
HBc đã có từ lâu do nhiễm HBV đã hồi phục, Hồi phục từ viêm gan vi rút B cấp có anti-HBs âm tính; dương tính giả,
HBV tiềm ẩn.
|
|