Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hỗ trợ tâm lý xã hội

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

4.1.    Đánh giá nhu cầu tâm lý xã hội
 
Tất cả các người bệnh đều có cảm xúc mạnh đối với bệnh hiểm nghèo: cuộc sống của họ bị đe doẹ cả về thời gian và chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường suy sụp về tinh thần: sợ hãi bệnh tật, cõi chết, cảm giác tội lỗi, bị trừng phạt, giảm tự trọng, sợ bị cô lập, lo lắng cho tương lai của gia đình và bản thân, lo mất thu nhập, nghèo đói, con cái mất cơ hội, mất vị thế xã hội. Vì vậy họ rất cần được hỗ trợ tâm lý xã hội và tinh thần.
Hỗ trợ tâm lý xã hội đặc biệt quan tâm đến cảm xúc và tâm lý của người bệnh, người nhà người bệnh bao gồm lòng tự trọng, những vấn đề bên trọng và sự thích ứng với bệnh tật và hậu quả của nó, giao tiếp, chức năng xã hội và các mối quan hệ .
Những hậu quả về tâm lý xã hội của việc chẩn đoán mắc một bệnh nguy hiểm đến tính mạng cần phải được xem xét. Những chẩn đoán này có thể gây ra những đáp ứng cảm xúc khác nhau đối với người bệnh và gia đình họ, bao gồm:
    Nỗi sợ hãi về sự xấu đi về mặt thể chất, sợ hãi về cái chết; đau đớn, đau khổ, mất đi sự độc lập; sợ hãi về hậu quả của bệnh tật và cái chết đối với người thân
    Tức giận về những gì đã xảy ra và những gì gây ra hoặc cho phép nó xảy ra, tức giận về thất bại điều trị
    Buồn vì đã sắp đi hết cuộc đời; vì sự hạn chế của các hoạt động do bệnh gây ra
    Cảm giác tội lỗi, tiếc nuối cho những hành động hay những việc góp phần vào tiến triển của bệnh
    Thay đổi cảm giác về sự xác định bản thân, điều chỉnh suy nghĩ về bản thân như không khỏe mạnh hoặc bị phụ thuộc
    Mất tự tin đôi khi liên quan đến mất các chức năng thể chất, thay đổi hình dáng
    Bối rối về những gì đã xảy ra, về tương lai và những sự lựa chọn sẵn có
-        Những lo lắng tâm lý cũng có thể trùng lặp với những lo lắng về tinh thần. Những lo lắng này có thể là lo lắng về những điều sẽ xảy ra sau cái chết và những câu hỏi còn tồn tại về ý nghĩa cuộc sống. Điều này thường gặp ở những người bệnh hoặc người thân đang đối diện với lúc cuối đời.
-        Bệnh tật có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày mua sắm, vệ sinh, giặt giũ, thanh toán hóa đơn, hoặc cần sự trợ giúp của bạn bè, người thân trong những hoạt động sống này.
-        Bệnh tật cũng khiến cho người bệnh không thực hiện được các chức năng về mặt xã hội như làm cha mẹ, chăm sóc cho người già, người thân bị đau ốm hoặc không duy trì được công việc có thu nhập.
-        Bệnh nặng còn có những hậu quả về mặt tài chính. Một số có thể liên quan đến việc không có khả năng thực hiện các vai trò xã hội (thất nghiệp, hoặc chi trả cho người khác chăm sóc con cái hộ). Một số khác không liên quan như chi trả cho chất đốt nhiều hơn do thời gian ở nhà lâu hơn, phí đỗ xe ở bệnh viện,…
-        Người bệnh cũng có thể cảm thấy nơi ở không còn phù hợp với những nhu cầu về thể chất, nhu cầu cần chuyển nhà hoặc phải thích nghi với môi trường sống như chuyển giường ngủ xuống tầng dưới hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đi lại. Người bệnh và gia đình có thể phải thảo luận về việc lập di chúc, ai sẽ là người chăm sóc những đứa trẻ phụ thuộc
-        Các bệnh nguy hiểm đến tính mạng còn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người bệnh và người thân của họ. Mối quan hệ với bạn tình của họ có thê bị ảnh hưởng bởi nhiệm vụ chăm sóc cá nhân (tắm rửa, cho ăn) mà người bạn đời của họ phải làm. Đồng thời, những người thân khi chăm sóc cũng sẽ phải giảm thời gian cho các hoạt động giải trí hay công việc.
 
-        Những cảm giác về tình dục và khả năng hấp dẫn hay sự gần gũi của người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với người thân. Ví dụ những người bệnh có mở lỗ thông qua da có thể tự ý thức và mong muốn tránh cho vùng đó bị động chạm hay bị nhìn thấy bởi người khác.
-        Những nhu cầu tâm lý xã hội trên cần phải được nhận biết. Trên thực tế, nhu cầu tâm lý xã hội không thể hoàn toàn tách rời khỏi các nhu cầu về thể chất mà hoàn cảnh này của mỗi người có thể tác động lên các vấn đề về thể chất và ngược lại. Ví dụ, sự căng thẳng lo lắng của người bệnh có thể tăng lên khi người bệnh đau. Tương tự, các triệu chứng về thể chất như đau, nôn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt tâm lý xã hội, làm tăng sự lo lắng, sợ hãi, căng thẳng và trầm cảm. Các triệu chứng thể chất cũng làm ảnh hưởng đến vị trí của người bệnh trong xã hội thông qua việc ảnh hưởng đến khả năng làm việc.
4.2.    Các biện pháp hỗ trợ tâm lý xã hội
Các biện pháp hỗ trợ tâm lý xã hội cần quan tâm đến:
•    Giúp người bệnh hiểu về bệnh tật và các triệu chứng của họ
•    Giúp người bệnh hiểu được các sự lựa chọn và tương lai của họ
•    Giúp người bệnh và người chăm sóc được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tốt nhất
•    Cho phép người bệnh và người thân của họ được bày tỏ cảm xúc và lo lắng liên quan đến bệnh tật, lắng nghe và thể hiện sự thông cảm, làm dễ chịu qua những động chạm khi phù hợp như cầm tay người bệnh hay đặt tay lên vai,…
•    Giúp người bệnh và người thân tiếp cận được với những sự hỗ trợ về tài chính
•    Giúp đỡ thiết thực hàng ngày như đi chợ,…
•    Thu xếp chăm sóc cá nhân, xã hội và tổ chức hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày: xây dựng 1 gói chăm sóc, cài đặt tay vịn hay các thiết bị thích ứng khác
•    Hỗ trợ người chăm sóc được nghỉ ngơi
•    Giới thiệu người bệnh và người chăm sóc với các nguồn lực liên quan như các nhóm trợ giúp tại địa phương
•    Khai thác các vấn đề về tinh thần để đảm bảo bn vẫn có thể thực hiện những nghi lễ tôn giáo của họ
•    Chuyển người bệnh và người thân đến các chuyên gia về hỗ trợ tâm lý xã hội
Hiện nay, dựa vào ước tính về đau khổ liên quan đến sức khỏe và nhu cầu CSGN, các chuyên gia của Hội Đồng Lancet đã thiết kế gói chăm sóc thiết yếu cho CSGN bao gồm: các can thiệp, thuốc, dụng cụ, hỗ trợ xã hội và nhân lực. Hỗ trợ xã hội cần cung cấp tối thiểu cho người bệnh và người chăm sóc chính nếu sống trong điều kiện cực kỳ nghèo khó, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất như thức ăn, nhà ở, đi lại đến nơi chăm sóc y tế, bảo toàn nhân phẩm và phải được chi trả bởi cơ quan nhà nước và phúc lợi xã hội. Cụ thể, hỗ trợ xã hội thiết yếu bao gồm:
-    Hỗ trợ tiền mặt để chi tiêu hàng tháng cho nhà ở hoặc phí trường học
-    Gói thực phẩm hàng tháng
-        Một bộ hỗ trợ hiện vật cho người bệnh hoặc người nhà gồm chăn đắp, tấm trải để ngủ, giày, xà phòng, bàn chải, kem đánh răng
-    Chi phí di chuyển đến cơ sở y tế
-    Chi phí tang lễ, chỉ một lần, cho người bệnh và gia đình rất nghèo
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Khái niệm đau
  • Phân loại đau
  • Nguyên nhân đau
  • Đánh giá đau
  • Điều trị đau
  • Đánh giá và điều trị các triệu chứng khác
  • Hỗ trợ tâm lý xã hội
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phân loại bệnh tim

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các dấu mất nước là gì ?

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tràn dịch màng phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    quản lý vấn đề sức khỏe
    Lactase dehydrogenase LDH
    Phổi trái
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space