Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đánh giá và điều trị các triệu chứng khác

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

3.1.    Đánh giá các triệu chứng khác
Đánh giá các triệu chứng cần khai thác được những đặc điểm sau:
-    Thời điểm xuất hiện
-    Tính chất, cường độ
-    Vị trí, hướng lan (nếu phù hợp)
-    Các yếu tố tăng giảm
-    Các triệu chứng khác kèm theo
-    Tiền sử dùng thuốc: có thuốc uống liên quan đến các triệu chứng này không, kết quả
-    Ảnh hưởng của triệu chứng đến cuộc sống hàng ngày
-    Mức độ lo lắng liên quan đến triệu chứng
3.2.    Điều trị các triệu chứng khác
3.2.1.    Khó thở
-    Điều trị theo nguyên nhân
-    Điều trị morphin uống hoặc tiêm 2-4mg, 2- 4 giờ một lần, điều chỉnh liều với người bệnh có tiền sử tiêm chích ma tuý
3.2.2.    Nôn và buồn nôn
-    Lựa chọn thuốc chống nôn dựa vào nguyên nhân gây nôn:
-    Primperan 10mg/lần, 2- 3 lần trong ngày
-    Haloperidol 0,5-2mg/lần, 2-4 lần trong ngày
3.2.3.    Tiêu chảy
-    Điều trị theo nguyên nhân bằng kháng sinh thích hợp
-    Bù nước và điện giải
 
-    Loperamide lần đầu uống 4mg, sau đó uống 2mg sau mỗi lần đi ngoài
3.2.4.    Táo bón
-    Điều trị theo nguyên nhân: ăn thực phẩm có nhiều chất nhuận tràng, uống nhiều nước, vận động phù hợp.
-    Thuốc:
    Sorbitol 5g/lần tối đa 3 lần trong ngày
    Lactulose uống 30 ml/lần, ngày 2-3 lần
    Bisacodyl 10mg/lần, 1- 2 lần trong ngày
    Uống dầu ăn 5- 30ml
    Thụt tháo, lấy phân bằng tay
3.2.5.    Đau miệng và nuốt đau
-    Điều trị theo nguyên nhân
-    Thuốc giảm đau tại chỗ: lidocain, corticoid
-    Thuốc giảm đau toàn thân
3.2.6.    Ho
-    Điều trị theo nguyên nhân
-    Thuốc giảm ho: codein 30mg/lần 4 lần trong ngày hoặc các oipiod khác
-    Dexamethasone nếu nguyên nhân là dị ứng
3.2.7.    Sốt
-    Điều trị theo nguyên nhân
-    Paracetamol 500 -1000mg/lần, ngày 4 lần
-    Dexamethasone 4-20mg/ngày nếu sốt cao ở người bệnh hấp hối
3.2.8.    Trầm cảm, lo âu
Nguyên nhân: Trầm cảm, lo âu do mắc căn bệnh hiểm nghèo
Điều trị tại cơ sở y tế:
-    Liệu pháp tâm lý
-    Amitriptyline 25mg trước lúc đi ngủ. Tăng liều dần. Liều hiệu quả 50-100mg, có tác
dụng sau vài tuần
3.2.9.    Loét do tì đè: do người bệnh nằm lâu
-    Giai đoạn 1: giảm áp lực tì đè: nằm đệm.
-    Giai đoạn 2: có nốt phổng hoặc những vết loét nhỏ. Giữ cho người bệnh khô ráo,
tránh làm tổn thương da, điều trị giảm đau, đắp màng bán thấm.
-    Giai đoạn 3: loét da, tổn thương mô dưới da: làm sạch bằng povidine-iodine, băng phủ vết loét.
-    Giai đoạn 4: loét sâu có tổn thương cơ xương: cắt bỏ tổ chức hoại tử. Nghiền viên metronidazole rắc lên vết thương.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Khái niệm đau
  • Phân loại đau
  • Nguyên nhân đau
  • Đánh giá đau
  • Điều trị đau
  • Đánh giá và điều trị các triệu chứng khác
  • Hỗ trợ tâm lý xã hội
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tăng huyết áp

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    32. TẬP VẬN ĐỘNG TỰ DO TỨ CHI

    54/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa suy tim

    1762/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tăng Kali máu (ECG Ví dụ 3)
    Nguyên nhân và dự phòng sỏi đường niệu ở trẻ em
    Mục tiêu bài giảng
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space