Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Một số kiểu đau đầu điển hình

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

2.2.4.1.    Đau nửa đầu (Migraine)
Ca lâm sàng
Một người bệnhnữ biểu hiện với đau đầu bên trái, xảy ra một vài lần 1 tháng trong năm qua. Các cơ đau đâù thường tự hết sau 1-2 ngày và không đáp ứng với kháng Histamin hay acetaminophen, tuy nhiên đau đầu tăng nặng lên khi vận động và cải thiện khi nghỉ ngơi trong phòng tối yên lặng. Mẹ của cô ấy có một tiền sử đau đầu tương tự. Thăm khám phát hiện tăng nhạy cảm ở mặt khi sờ chạm.
Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
 
Khoảng 10-20% dân số Mỹ có trãi nghiệm đau đầu, có 80% các trường hợp bắt đầu trước 30 tuổi. Hầu hết người bệnh là phụ nữ trẻ (tỉ lệ nữ:nam là 3:1). 90% người bệnh có tiền sử gia đình.
Người bệnhmigraine điển hình là một phụ nữ < 30 tuổi có đau đầu một bên kèm theo có buồn nôn hay sợ ánh sáng, có tiền sử gia đình về migraine, khám thần kinh bình thường và không có tiền triệu trước đó.
-  Các phân nhóm migraine
    Migraine kinh điển (migrain có tiền triệu): xảy ra ở 20% người bệnh. Các triệu chứng thần kinh xảy ra trước và trong khi đau đầu. Tiền triệu thường thường gặp nhất là thị giác, bao gồm "sự tăng cường hình ảnh" và ám điểm (điểm mù).
    Migraine thông thường: migrain thường gặp nhất ở người bệnh không có tiền triệu trước đó.
    Migraine biến thể: được đặt tên khi kèm theo thiếu sót thần kinh cục bộ và/hay mạch máu cục bộ bao gồm migraine nửa người, migraine thân nền (bao gồm các triệu chứng của thân não như là thất điều, chóng mặt, và nói khó), và migraine mắt (liệt dây III một bên và bất thường đồng tử).
2.2.4.2.    Đau đầu từng chùm (Đau đầu từng cụm)
Một BN nam 40 tuổi biểu hiện với đau mức độ nặng, nhói phía sau ổ mắt trái kèm sụp mi và chảy mũi bên trái. Các cơn đau đầu cách đây 3 tuần và xảy ra lúc 7:00 sáng và 7:00 tối mỗi ngày, mỗi cơn kéo dài 30-60 phút. BN có triệu chứng tương tự cách đây 1 nămvà kéo dài trong 6 tuần. Các dấu hiệu sinh tồn của ông ấy, soi đáy mắt và khám chứa năng thân kinh thì bình thường. MRI não và tủy cổ bình thường, dịch nõa tủy cũng bình thường. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
Biểu hiện kinh điển của đau đầu từng cụm là bệnh của một người nam trẻ với những cơn đau đầu tái phát theo khuôn mẫu xác định, cơ kéo dài từ nửa giờ đến hai giờ; thường xảy ra lúc nửa đêm, hay được kích thích gây ra cơn bởi rượu, và được kèm theo bởi đau mắt một bên hay chảy nước mắt, mũi. Cắt cơn đau bởi thở oxy liều cao, lidocaine trong mũi hay triptans.
Các triệu chứng
Đặc điểm chủ yếu là tính chu kỳ. Các cơn đau đầu xảy ra nhiều lần mỗi ngày ở những thời gian riêng biệt trong nhiều tuần; khởi phát trong lúc ngủ là đặc tính đặc biệt.
Bất động làm tăng đau đầu từng cụm (ngược lại với migraine thì triệu chứng tăng lên khi vận động). Người bệnh đau đầu từng cụm thường tăng phản ứng trong lúc đau đầu (đi tới đi lui) nhưng trái lại người bệnhmigraine có xu hướng trốn vào phòng tối, yên tĩnh
Những cơn đau đầu từng cụm tự phát không tái phát từ hàng tháng đến hàng năm trước khi tái phát, điển hình cùng với thời gian của năm của các cơn trước. Rượu là một chất gây khởi phát cơn kinh điển.
Các cơn đau đầu từng cụm không có tiền triệu. Một cơn điển hình được biểu hiện bởi khởi phát đột ngột, đau một bên phía sau hốc mặt nhiều có kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ cùng bên (chảy nước mắt và nước mũi, hiếm hơn, hội chứng Horner). Các cơn đau đầu điển hình kéo dài 30-120 phút.
Trong thời kỳ có các cơn đau, uống rượu chắc chắn sẽ gây ra cơn đau
 
•    Khám
    Các người bệnh đứng ngồi không yên và khuấy động và thường bước đi trong phòng (trái ngược với những người bệnh migraine)
    Thấy chảy nước mắt, mũi, và/hay sụp mi (như hội chứng Horner) cùng bên với vị trí
đau của mắt.
Các đầu mối để phân biệt giữa đau đầu từng cụm với migraine được chỉ ra trong bảng sau:

 

Migrain

Từng cụm

BN điển hình

Nữ trẻ

Nam trung niên

Gây khởi phát cơn bởi rượu

 

Không

 

Tính chu kỳ

Không

Tiền triệu

Có (với thể kinh điển)

Không

Chảy mũi, sung huyết

Không

Đáp ứng với thở O

2

Không

2.2.4.3.    Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu thường gặp nhất trong tất cả các loại đau đầu (70% số ca mới mắc)
Đau đầu do căng thẳng chỉ được chẩn đoán sau khi đã xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân các triệu chứng
Đau đầu do căng thẳng thường đau hai bên không đau nhói, thường không kèm theo buồn nôn, nôn ói hay các tiền triệu rối loạn thị giác.
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN LOẠI ĐAU ĐẦU NGUYÊN PHÁT THƯỜNG GẶP

Loại    đau đầu

Thời gian kéo

dài cơn đau

Các đặc trưng

Các            triệu

chứng         kèm theo

Các    đặc    điểm khác

Migraine

4-72 giờ

Ít nhất có 2 đặc điểm:

Đau 1 bên

Đau theo nhịp đập của mạch

Mức độ đau từ trung bình đến nặng

Đau tăng khi làm việc

Ít    nhất    có    1 triệu chứng;

Buồn nôn/nôn

Sợ ánh sáng và sợ tiếng động

Không có tổn thương thần kinh giải thích triệu chứng

     nhiều    kiểu

đau

Để chẩn đoán ít nhất phải có 5 cơn đau

Đau              đầu từng chùm

Thời gian của mỗi cơn đau: 15-180 phút

Cơn đau: 1-8 cơn/ ngày trong 7 ngày cho tới 1 năm hoặc lâu hơn

Đau nhói 1 bên hốc mắt/ thái dương.

Đau nặng đến rất nặng

Ít    nhất    có    1 triệu chứng:

Sung huyết kết mạc

Chảy nước mắt

Nghẹt          mũi, chảy nước mũi

Vã mồ hôi Co đồng tử Sụp mi

Phù mí mắt

Không có tổn thương thần kinh giải thích triệu chứng

Để chẩn đoán ít nhất phải có 5 cơn đau

Đau              đầu căng thẳng/ stress

Thời gian của mỗi   cơn          đau:

30 phút đến 7 ngày

Đau              <15

ngày/tháng hoặc 180 ngày

/năm

Ít nhất có 2 đặc điểm:

  • Đau như bị

ép/bị bó

  • Đau 2 bên
  • Đau từ nhẹ đến trung bình
  • Đau    không tăng    khi          làm

việc

  • Không buồn nôn
  • Sợ ánh sáng và sợ tiếng động
  • Không có hoặc chỉ có 1 biểu hiện mà không có cả 2

Không có tổn thương thần kinh giải thích triệu chứng

Để chẩn đoán ít nhất phải có 10 cơn đau

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • tiếp cận lâm sàng người bệnh đau đầu
  • Một số kiểu đau đầu điển hình
  • Điều trị
  • Theo dõi
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các cấp độ dự phòng

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các đặc điểm của mô hình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) để điều trị người lớn bị trầm cảm

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CISAPRID
    Đăng ký tài khoản
    Dịch tễ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space