2.1 Làm rõ lý do khiến người bệnh đi khám
Lí do mà người bệnh đi khám bệnh là rất quan trọng. Việc tạo cho họ niềm tin khi họ kể triệu chứng và tin tưởng vào điều trị là rất quan trọng. Lí do người bệnh đi khám bệnh là rất thay đổi từ sợ bị ung thư đến tìm cách tự dùng thuốc không cần đơn.
Với mọi BN đau đầu đều cần được hỏi cụ thể xem họ nghĩ họ bị đau đầu loại gì và do nguyên nhân nào. Các vấn đề này cần được đề cập đến trong suốt quá trình điều trị. Những thông tin từ người thân có thể hữu ích. Biết lắng nghe và đặt câu hỏi sẽ có được các triệu chứng có ích giúp cho chẩn đoán đúng và điều trị thành công.
Các triệu chứng cảnh báo ở người bệnh đau đầu, gợi ý kiểm tra thêm nữa (như:
hình ảnh, các xét nghiệm cơ bản, chọc dò tuỷ sống)
Phân loại đau đầu
Phân loại quốc tế về đau đầu năm 1988 đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán cho 13 loại đau đâu với 70 dưới nhóm, có 5 nhóm đau đầu thường gặp đối với thầy thuốc gia đình:
Đau nửa đầu
Đau đầu từng chùm
Đau đầu do căng thẳng (hoặc co cơ) Đau đầu thứ phát do bệnh khác
Các hội chứng đau đầu đặc hiệu
2.2 Chẩn đoán đau đầu
Chẩn đoán đau đầu đòi hỏi lập luận lâm sàng một cách có hệ thống dựa vào bệnh sử do thầy thuốc khai thác và kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng.
Trong quá trình chẩn đoán, 1 triệu chứng đặc biệt nào đó có thể được sử dụng
để người bệnh hiểu và hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị lâu dài
Đối với thầy thuốc gia đình đau đầu căng thẳng là hay gặp nhất sau đến đau đầu thứ phát
2.2.1 Hỏi bệnh
Chẩn đoán đau đầu dựa vào hỏi bệnh. Thường bắt đầu bằng câu hỏi như: “Nói cho tôi về đau đầu của anh?”, sau đó là các câu hỏi cụ thể để làm rõ các triệu chứng caàn thiết cho chẩn đoán phân loại
- Đặc điểm đau: tính chất của đau, vị trí đau, hướng lan của đau, cường độ đau, các
yếu tố làm tăng hoặc giảm nhẹ cơn đau, các dấu hiệu và triệu chứng kèm theo.
- Kiểu đau: thời gian và tần số thông thường của cơn đau, các yếu tố gây ra cơn đau, mô tả một cơn đau điển hình, thay đổi kiểu đau đầu theo thời gian, tiền triệu và các triệu chứng sau đau đầu
- Tiền sử cá nhân: tuổi khởi phát bệnh, tiền sử y tế (bao gồm cả dùng thuốc, uống rượu và các chất khác) để xem có phải là nguyên nhân thứ phát gây đau đầu như trầm cảm hoặc chấn thương, tiền sử phơi nhiễm với môi trường, nghề nghiệp hay không
- Thăm dò và điều trị: các chẩn đoán trước đây và mức độ tin tưởng của người bệnh vào các chẩn đoán này, sự tin tưởng và quan tâm của người bệnh đến chẩn đoán và điều trị; các điều trị trước kia và mức độ thành công; tác dụng phụ của các thuốc đã điều trị; thái độ của người bệnh với điều trị; các thuốc dùng gần đây
- Tiền sử gia đình: tiền sử đau đầu và các bệnh tật khác, thái độ của gia đình đố với
đau đầu.
Từ các nét sơ lược của đau đầu thông qua hỏi bệnh cũng có thể phân loại tương đối chính xác đau đầu. Đồng thời thông qua hỏi bệnh người thầy thuốc cũng có được sự đánh giá chung về người bệnh. Mặc dù là chủ quan nhưng những đánh giá này cũng tương ứng với tình trạng bệnh tật và rất tốt trong việc nhận định các yếu tố tâm lý để giúp đưa ra các biện pháp điều trị tốt nhất mà người bệnh tuân theo nhất.
Sau khi hỏi bệnh xong người thầy thuốc phải trả lời được 2 câu hỏi sau
1. Đau đầu nào trong số năm nhó đau đầu trên phù hợp với bệnh sử của người bệnh?
2. Chẩn đoán này có phù hợp với người bệnh hay không?
2.2.2 Khám bệnh
Để có được chẩn đoán chính xác thì phải tiếp tục khám thực thể, giúp cho điều trị tốt. Trừ khi khám trong cơn nhiều loại đau nửa đầu, đau đầu từng chùm và các loại đau đầu khác khám thực thể đều không thấy bất thường.Việc thăm khám toàn diện cũng có thể rất hữu ích cũng như việc phát hiện các dấu hiệu thực thể âm tính và dương tính, có tác dụng trong phối hợp điều trị và đôi khi là biện pháp điều trị
Khám thực thể giúp cho điều trị tốt
Có những trường hợp đau đầu khám thực thể sẽ không thấy bất thường
Khám thực thể nhằm mục đích đưa ra chẩn đoán phù hợp nhất dựa vào các triệu chứng của BN và sự hiểu biết của thầy thuốc đối với triệu chứng đó.
2.2.3 Thăm dò cận lâm sàng
Sau khi khám và hỏi bệnh, người thầy thuốc có thể ra các chỉ định xét nghiệm phù hợp
Mục đích của xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh là để chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của đau đầu thứ phát.
Khi lựa chọn xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh, người thầy thuốc YHGĐ phải quan tâm đến giá trị chẩn đoán bệnh và nguy cơ phơi nhiễm cũng như chí phí.
|