Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đái tháo đường

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 toàn thế giới có 424,9 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ở độ tuổi từ 20-79), có nghĩa là cứ 11 người, có 1 người bị bệnh đái tháo đường, dự báo tới năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu, tăng 48%, như vậy, cứ 10 người có 1 người bị bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh đái tháo đường type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Số người bị đái tháo đường ở các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp tục tăng. Một nửa số người bị bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán.
Ở Việt Nam, năm 1990, tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành chỉ là: 1,1%-2,25% Nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, trong đó chỉ có khoảng 36% người bệnh đái tháo đường được chẩn đoán trước đó (số còn lại chưa được phát hiện đái tháo đường). Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18-69, kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%.
Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dự phòng, ngăn chặn được. Có tới 70% người bệnh đái tháo đường type 2 có thể đề phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng cách tuân thủ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng và tập thể lực hợp lý.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Mục tiêu
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • - Phân loại
  • - phát hiện sớm và dự phòng bệnh đái tháo đường
  • - Xử trí và quản lí đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT/ COPD)
  • Hen phế quản ở người trưởng thành
  • Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
  • Tiếp cận và xử trí đau đầu
  • Thoái hoá khớp ở người cao tuổi
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hội chứng dạng lưới

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường

    2558/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cạm bẫy trong chẩn đoán

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    TƯ VẤN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
    PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
    4-Đường dọc Brown
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space