Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


phát hiện sớm và dự phòng bệnh đái tháo đường

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Để phát hiện sớm người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng, cần thiết phải xét nghiệm đường máu định kỳ cho những đối tượng sau đây:
-    Tất cả những người có triệu chứng của đái tháo đường: ăn nhiều, uống nhiều, đái
nhiều, gầy nhiều mà chưa được chẩn đoán đái tháo đường.
 
- Tất cả những người không có có triệu chứng của đái tháo đường nhưng có yếu tố nguy cơ đái tháo đường typ 2.
Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, các trạm y tế không có thiết bị xét nghiệm glucose huyết tương (đường máu tĩnh mạch), thay vào đó, có thể thực hiện test nhanh đường máu mao mạch lúc đói. Những trường hợp có đường máu mao mạch lúc đói ở mức chẩn đoán sẽ được chuyển lên tuyến trên để chẩn đoán xác định (kết quả đường máu mao mạch lúc đói không cho phép chẩn đoán xác định).
2.1.    Những người có nguy cơ đái tháo đường typ 2
-    Tuổi ≥ 45
-    Thừa cân, béo phì
-    Tăng huyết áp (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán)
-    Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường typ 2
-    Rối loạn mỡ máu (đã được cơ sở y tế chẩn đoán)
-    Vận động thể lực <30 phút/ngày, dưới 5 ngày/tuần (bao gồm thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay)
-    Có hút thuốc lá hoặc thuốc lào
-    Phụ nữ bị buồng trứng đa nang hoặc đã mắc đái tháo đường thai kỳ
-    Uống nhiều rượu
2.2.    Chẩn đoán tiền đái tháo đường
Tất cả người bệnh tiền đái tháo đường đều phải được kiểm tra đường máu định kỳ 1
năm/1 lần để phát hiện sớm đái tháo đường.
Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
-    Rối loạn glucose huyết đói: Glucose huyết tương lúc đói từ 100 mg/dL (5,6
mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc:
-    Rối loạn dung nạp glucose: Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 mg/dL (7,8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc:
-    HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
2.3.    Chẩn đoán đái tháo đường
Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a)    Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay ≥ 7 mmol/L). Người bệnh phải nhịn ăn và không uống nước ngọt (có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).
b)    Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g: ≥ 200 mg/dL (hay ≥ 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Người bệnh nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3
 
ngày trước đó người bệnh ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c)    HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d)    Ở người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết tương và mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay ≥ 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của đái tháo đường (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Dữ liệu của NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) cho thấy: khi sử dụng HbA1c để chẩn đoán bệnh đái tháo đường đã bỏ sót gần 1/3 trường hợp bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán.
2.4.    Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ típ 1, typ 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì dùng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như ở người không có thai.
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau đây:
-    Glucose huyết tương lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
-    Glucose huyết tương ở thời điểm 1 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose ≥ 10,0
mmol/L
-    Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose ≥ 8,5
mmol/L
2.5    Các biện pháp dự phòng đái tháo đường
Các biện pháp dự phòng bệnh đái tháo đường giúp ngăn ngừa mắc bệnh, làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược sự tiến triển của bệnh đái tháo đường typ 2. Các biện pháp dự phòng bao gồm:
2.5.1.    Các biện pháp làm giảm yếu tố nguy cơ
-    Kiểm soát tốt mỡ máu: cần tuân thủ điều trị rối loạn mỡ máu (nếu có)
-    Kiểm soát tốt huyết áp: cần tuân thủ điều trị tăng huyết áp (nếu có)
-    Kiểm soát tốt cân nặng: Thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng, làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Chất béo nội tạng dư thừa thúc đẩy quá trình viêm và kháng insulin, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu trên hơn 1.000 người mắc bệnh đái tháo đường cho thấy cứ mỗi kg cân nặng bị mất, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của họ giảm 16%, giảm tới mức tối đa là 96%. Giảm cân là một biện pháp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Cần duy trì BMI <25 và vòng bụng dưới 90cm ở nam, dưới 80cm ở nữ.
2.5.2 Các biện pháp thay đổi lối sống
a/ Chế độ ăn, uống, dinh dưỡng
-  Cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng
 
-    Ăn giảm lượng đường và giảm tinh bột sẽ giúp cơ thể cần ít insulin hơn để kiểm
soát lượng đường trong máu.
-    Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm, có chỉ số đường huyết thấp, nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt.
-    Ăn nhiều rau quả và chất xơ: Chất xơ có thể được chia thành hai loại lớn: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước, trong khi chất xơ không hòa tan thì không. Trong đường tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước tạo thành một loại gel làm chậm tốc độ hấp thụ thức ăn. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu gia tăng chậm và từ từ sau ăn. Tuy nhiên, chất xơ không hòa tan cũng có liên quan đến việc giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, mặc dù chính xác cách thức hoạt động của nó không rõ ràng. Hầu hết các thực phẩm thực vật chưa qua chế biến đều có chứa chất xơ.
-    Giảm lượng chất béo bão hòa (béo động vật).
-    Đồ uống: Uống nước thay vì đồ uống khác có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và insulin, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu trên 2.800 người ĐTĐ cho thấy người tiêu thụ đồ uống có đường hàng ngày có nguy cơ mắc đái tháo đường typ I tăng 99% và tăng 20% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Một số nghiên cứu khác cho thấy việc tiêu thụ nước lọc tăng lên có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và đáp ứng insulin tốt hơn.
-    Giảm thiểu lượng thức ăn đóng gói chế biến sẵn, hạn chế đồ ăn chiên xào: Các nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm thực phẩm đóng gói có nhiều dầu thực vật, ngũ cốc tinh chế và chất phụ gia có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
-    Vitamin D rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu: các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người không có đủ vitamin D, hoặc nồng độ vitamin D trong máu quá thấp, có nguy cơ mắc tất cả các loại bệnh đái tháo đường. Nguồn thực phẩm tốt của vitamin D bao gồm cá béo và dầu gan cá tuyết. Ngoài ra, phơi nắng có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bổ sung 2.000 - 4.000 IU vitamin D mỗi ngày có thể cần thiết để đạt được và duy trì mức tối ưu.
-    Cà phê và trà có chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate đã được chứng minh là làm giảm sự giải phóng đường trong máu từ gan và tăng độ nhạy insulin.
-    Hạn chế uống rượu, bia: những tác hại của bia rượu trên người bệnh đái tháo đường nặng nề hơn người bình thường. Bia rượu làm hạn chế khả năng điều hòa đường huyết của gan, làm chậm hấp thu thức ăn; rượu tương tác với một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, do vậy có thể gây hạ đường huyết.
b/ Hoạt động thể lực:
Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy insulin, vì vậy, khi tập thể dục, cần ít insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu ở những người bị tiền đái tháo đường cho thấy tập thể dục cường độ vừa phải làm tăng độ nhạy insulin lên 51% và tập thể dục cường độ cao làm tăng độ nhạy 85%. Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ xảy ra vào những ngày tập luyện. Nhiều loại hoạt động thể chất đã được chứng minh là làm
 
giảm sức đề kháng insulin và lượng đường trong máu ở người trưởng thành thừa cân, béo phì và tiền đái tháo đường.
c/ Bỏ hút thuốc:
Hút thuốc lá có liên quan mạnh mẽ đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là ở những người nghiện thuốc lá nặng. Bỏ thuốc lá đã được chứng minh là giảm nguy cơ này theo thời gian. Trong một phân tích của một số nghiên cứu với tổng số hơn một triệu người, hút thuốc đã được xác định làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên 44% ở những người hút thuốc trung bình và 61% ở những người hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày.
2.5.3. Tiêm chủng cho người đái tháo đường
-    Tiêm vắc-xin cúm hàng năm.
-    Tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn mỗi 5 năm.
-    Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao hơn và có nhiều khả năng phát triển các biến chứng. Tiêm vắc-xin viêm gan B 3 liều cho người mắc bệnh đái tháo đường từ 19 đến 59 tuổi. Cân nhắc việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho người ở độ tuổi ≥60 tuổi.
-    Tiêm vắc-xin phòng uốn ván-bạch hầu-ho gà, sởi-quai bị-rubella và bệnh zona cũng rất quan trọng đối với người lớn mắc bệnh đái tháo đường.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Phân loại
  • phát hiện sớm và dự phòng bệnh đái tháo đường
  • Xử trí và quản lí đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    danh mục

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    N07_Sốt cao co giật

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tóm tắt bài giảng
    Tài liệu tham khảo
    Tổng quan
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space