Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình hình bệnh tâm thần

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

3.1.    Khái niệm
Bệnh tâm thần là bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tư duy, hành vi, tác phong, tình cảm, cảm giác… Bệnh tâm thần làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt trong gia đình, gây ra căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, thiệt hại kinh tế, tình cảm của gia đình ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
 
Bệnh tâm thần là loại bệnh phổ biến. Kinh tế ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào thành thị ngày càng đông, môi trường ô nhiễm, tiếng ồn gia tăng, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh tâm thần cũng ngày một gia tăng.
Giữa các hoạt động tâm thần bình thường và các rối loạn tâm thần có một giới hạn nhất định. Có nhiều người trong cuộc sống bình thường có những thời điểm chúng ta có các cách ứng xử, cảm xúc không bình thường. Nhưng đó không phải là rối loạn, mà là cuộc sống thực của con người. Rối loạn tâm thần và hoạt động tâm thần bình thường khác nhau ở 3 điểm cơ bản:
-    Các biểu hiện quá mức.
-    Kéo dài
-    Ảnh hưởng đến công việc/học tập, gia đình và xã hội.
3.2.    Dịch tễ
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì trên thế giới cứ 4 người thì có 1 người sẽ có 1 hay nhiều rối loạn tâm thần hoặc hành vi trong suốt cuộc đời. Hiện trên thế giới có khoảng 450 triệu người bệnh có các rối loạn tâm thần, trong đó 120 triệu người bệnh trầm cảm, 50 triệu người bệnh động kinh và 40 triệu người bệnh tâm thần phân liệt, 1 triệu người tự sát…
Ở Việt Nam, chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, sa sút trí tuệ ở người già, rối loạn tâm thần do rượu, các rối loạn tâm thần ở trẻ em (tăng động giảm chú ý, tự kỉ,….), các rối loạn tâm thần liên quan tới thời kì sinh đẻ  đã chiếm khoảng 15% dân
số, tương đương với khoảng 13 triệu người.
3.3.    Nguyên nhân gây bệnh tâm thần
Cho đến nay mới chỉ có một số trường hợp rối loạn tâm thần là xác định được nguyên nhân. Nhiều rối loạn tâm thần khác, ví dụ, tâm thần phân liệt, rối loạn khí sắc, rối loạn nhân cách, nguyên nhân của chúng mới còn đang ở mức độ giả thuyết.
Nhìn chung các tác giả cho rằng sự phát sinh, tiến triển và kết thúc của bệnh tâm thần phụ thuộc vào các mối quan hệ của những tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể. Yếu tố nội sinh là các trạng thái thể chất và sinh lí của cơ thể, bao gồm:
-    Loại hình hoạt động thần kinh của mỗi cá nhân.
-    Trạng thái của loại hình thần kinh trong lúc có tác động gây hại.
-    Giới tính của cá nhân.
-    Lứa tuổi của cá nhân.
-    Các nhân tố di truyền gồm: các mầm mống di truyền, gen di truyền, đặc điểm miễn dịch  sinh học, đặc điểm phản ứng cơ thể,...
Ý nghĩa của tác nhân ngoại sinh và nội sinh ở trong các bệnh tâm thần và ở mỗi cá nhân là rất khác nhau. Thí dụ: đối với rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não thì tác động trực tiếp từ bên ngoài chiếm ưu thế. Ngược lại, đối với rối loạn tâm thần nhiễm khuẩn thì các phản ứng nội sinh của cơ thể chiếm ưu thế. Các yếu tố này gây ra sốt cao, nhiễm độc và xuất hiện các triệu chứng đa dạng như: hội chứng mê sảng, hội chứng lú lẫn, hội chứng suy nhược thần kinh và cơ thể.
 
Trong một số bệnh tâm thần khác thì diễn biến của bệnh cũng không phù hợp với nguyên nhân sinh ra nó như: bệnh tâm thần phân liệt chẳng hạn thì các hiện tượng bệnh lí dường như do trạng thái sinh lí cơ bản của bệnh tự phát sinh mà không xác định được rõ rệt. Do vậy, có thể khẳng định rằng yếu tố nguyên nhân gây rối loạn tâm thần là có, nhưng không phải bao giờ cũng quyết định toàn bộ sự phát triển của bệnh.
Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây bệnh chỉ là yếu tố phát động khởi đầu của bệnh. Về sau, sự tiến triển của quá trình bệnh lí cùng với những biến dạng hoặc biến chứng của bệnh diễn ra trong giới hạn của những qui luật nhất định không có liên quan gì với nguyên nhân ban đầu gây ra bệnh. Điều này thường xảy ra với các bệnh tâm thần phân liệt và động kinh.
Sau khi nghiên cứu và khẳng định sự tác động qua lại phức tạp và tinh tế giữa các yếu tố ngoại sinh và nội sinh, có thể thấy một số nguyên nhân thường gặp sau:
3.3.1.    Nhiễm khuẩn
Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và mạn tính đều có thể gây ra rối loạn tâm thần. Nhiễm khuẩn có thể trực tiếp tác động tới tổ chức não như viêm não, viêm màng não do não mô cầu, do virut, do xoắn khuẩn giang mai, do trực khuẩn lao, ... Nhiễm khuẩn cũng có thể là toàn thân gây rối loạn tâm thần do não bị tác động gián tiếp của nguyên nhân gây bệnh do các độc tố của vi khuẩn gây nên, như: bệnh thương hàn, sốt mò, sởi,... Mặt khác, cũng có thể nhiễm khuẩn trực tiếp tác động tới não thứ phát sau nhiễm khuẩn toàn thân, như nhiễm khuẩn huyết. Một số trường hợp khác nhiễm khuẩn tiềm tàng ở hốc mũi, xoang mặt, tai giữa có thể làm phát triển rối loạn tâm thần.
3.3.2.    Nhiễm độc
Nhiễm độc là nguyên nhân thường gặp nhất. Nhiễm độc mạn tính có thể gặp ở những người tiếp xúc trực tiếp với hoá chất công nghiệp do nghề nghiệp như: nhiễm độc chì, thủy ngân, thuốc đạn, thuốc trừ sâu, oxytcacbon... Cũng có thể gặp nhiễm độc mạn tính ở những người nghiện rượu, nghiện ma tuý, nghiện thuốc ngủ... Các rối loạn tâm thần ở đây trực tiếp do tác động của chất độc được tích luỹ lại và cũng có thể gián tiếp do nhiễm độc gây ra các rối loạn chuyển hoá trong cơ thể.
Nguyên nhân nhiễm độc còn bao gồm cả những người tiếp xúc với sóng siêu cao tần, chất phóng xạ, tia X do không chấp hành các qui tắc bảo vệ an toàn lao động có thể ảnh hưởng đối với cơ thể và hệ thần kinh trung ương.
3.3.3.    Chấn thương sọ não
Các chấn thương sọ não có thể do chiến tranh, do tai nạn lao động do tai nạn giao
thông.
Chấn thương sọ não có thể là chấn thương kín hoặc chấn thương hở ở sọ não đều có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra các rối loạn tâm thần. Các rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não ở giai đoạn xa đều là những di chứng nặng nề, đồng thời là thiệt thòi lớn cho bản thân người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3.3.4.    U não và các rối loạn tuần hoàn não
U não và các rối loạn tuần hoàn não có thể là các nguyên nhân trực tiếp do tổn thương tổ chức não gây ra các rối loạn tâm thần. Vị trí các tổn thương khu trú ở não kèm theo biểu hiện rối loạn tâm thần khác nhau. Dựa vào các rối loạn này, người ta có thể chẩn đoán xác định được định khu của các tổn thương.
 
3.3.5.    Các nguyên nhân tâm lý
-    Sang chấn tâm lý (stress) cấp và mạn tính
Sang chấn tâm lí là những nguyên nhân hay gặp; tùy theo cường độ, thời gian tác động và loại hình thần kinh mà có thể gây ra những mức độ, trạng thái rối loạn tâm thần khác nhau. Có nhiều trường hợp dẫn đến mất khả năng lao động, tàn phế về chức năng tâm thần. Việc tiến hành các biện pháp vệ sinh tâm thần có ý nghĩa to lớn trong việc dự phòng các bệnh trên.
-    Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi.
-    Phản ứng bất toại.
3.3.6.    Các nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh
lý gây ra
-    Chậm phát triển tâm thần
-    Nhân cách bệnh.
3.3.7.    Các nguyên nhân chưa rõ ràng
Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất…) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu, do vậy một số bệnh tâm thần được coi là các bệnh loạn thần nội sinh.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Đại cương về sức khỏe tâm thần
  • Tình hình bệnh tâm thần
  • Một số yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh bệnh tâm thần
  • Một số bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần thường gặp
  • Giáo dục phòng ngừa bệnh tâm thần tại cộng đồng
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Lao phổi

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phương pháp trực tiếp

    5186/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tam cá nguyệt I

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người
    Đại cương
    Tổn thương thận
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space