Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chỉ số APGAR

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

APGAR là hệ thống thang điểm đánh giá mức độ hài lòng của người trưởng thành về sự hỗ trợ của gia đình.
A: Adaptation: là khả năng của gia đình trong sử dụng và chia sẻ các nguồn lực sẵn có.
P: Partnership: là chia sẻ các quyết định. Lượng giá độ hài lòng trong việc giải quyết các vấn đề qua giao tiếp với nhau
G: Growth: đánh giá mức độ hài lòng về sự chấp nhận và ủng hộ của gia đình trong
việc tự do thay đổi.
A: Affection: đánh giá độ hài lòng về sự thân mật, chia sẻ cảm xúc giữa các thành viên
trong gia đình
R: Resolve: đánh giá độ hài lòng về sự tận tụy của các thành viên khác trong gia đình.
Chỉ số APGAR đề cập đến:
−    Sự hài lòng của người bệnh với trách nhiệm của bản thân và gia đình.
−    Quan điểm cá nhân của người bệnh về gia đình
−    Mức độ chia sẻ giữa các thành viên gia đình.
4.1.    Đo lường chỉ số APGAR
Bao gồm các câu khẳng định về một khía cạnh của các nội dung đánh giá. Mỗi câu được lượng giá ở 3 mức độ: luôn luôn, thỉnh thoảng và hiếm khi, ứng với thang điểm tương ứng là 2, 1 và 0. Bảng đánh giá chỉ số APGAR phải được hỏi và lượng giá bằng điểm ít nhất 2 thành viên trong mỗi gia đình.

 

Độ hài lòng

Luôn luôn (2)

Thỉnh

thoảng (1)

Hiếm khi (0)

A

Hài lòng vì có gia đình giúp đỡ khi gặp rắc rối.

 

 

 

P

Hài lòng với gia đình về việc đã động viện và chia sẻ các vướng mắc trong cuộc sống

 

 

 

G

Hài lòng vì gia đình đã chấp nhận và ủng hộ những

mong ước để bản thân có các hoạt động và phương hướng mới trong cuộc sống

 

 

 

A

Hài lòng khi gia đình thể hiện tình cảm và đồng cảm với cảm xúc với bản thân như tức giận, lo buồn và

yêu thương

 

 

 

R

Hài lòng vì gia đình đã dành thời gian chăm sóc và

chia sẻ với bản thân

 

 

 

 Đánh giá chỉ số APGAR dựa trên tổng điểm như sau:
−    8 -10 điểm: Gia đình có mối liên kết cao
−    4 - 7 điểm: Gia đình có mâu thuẫn mức trung bình
−    0 - 3 điểm: Gia đình có mâu thuẫn nặng nề
4.2.    Áp dụng APGAR trong các tình huống
−    Khi gia đình trực tiếp chăm sóc người bệnh
−    Khi người bệnh có các triệu chứng biểu thị về rối loạn tâm thần kinh như thường xuyên
−    Đau đầu, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, mệt mỏi.
−    Các người bệnh khó, ít hợp tác
−    Người bệnh có các khó khăn về giới và hôn nhân
−    Nhiều thành viên của gia đình cùng mắc bệnh.
−    Người bệnh lạm dụng rượu và thuốc
−    Có bằng chứng của việc lạm dụng thể chất và tình dục đối với vợ hoặc con cái.
 

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • các nội dung cần đánh giá
  • cây phả hệ
  • Bản đồ gia đình
  • Chỉ số APGAR
  • đánh giá SCREEM
  • Chuỗi sự kiện gia đình
  • Vòng đời gia đình
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm kết mạc dị ứng cấp tính

    40/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các bước thay đổi hành vi sức khỏe

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặt vấn đề

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CARVEDILOL
    từ khóa
    Quản lý ban đầu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space