Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

  1. Công dụng của Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Sổ theo dõi SKBMTE là công cụ để theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em liên tục từ khi mang thai cho đến khi trẻ được 6 tuổi. Quá trình theo dõi bao gồm 3 giai đoạn:

- Trong thời gian mang thai: theo dõi sức khỏe của bà mẹ và thai nhi

- Trong đẻ, ngay sau đẻ và đến 6 tuần sau đẻ: theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh

- Từ 6 tuần sau đẻ đến khi trẻ 6 tuổi: Theo dõi sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ.

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em tích hợp đầy đủ các công cụ theo dõi sức khỏe khác như: Sổ/phiếu khám thai; Sổ y bạ (sổ khám bệnh) của cả bà mẹ trong thời gian mang thai; Sổ y bạ (sổ khám bệnh) của trẻ; Phiếu/Sổ tiêm chủng; Biểu đồ tăng trưởng; Sổ khám, theo dõi sức khỏe định kỳ của trẻ. Ngoài những phần dành cho cán bộ y tế ghi, sổ còn có dành cho gia đình những trang tự ghi chép quá trình sự phát triển của trẻ và cung cấp những thông tin cần thiết cho gia đình về chăm sóc phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

  1. Cấu trúc của Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Cấu trúc Sổ theo dõi SKBMTE gồm 5 phần. Nội dung cơ bản của từng phần:

Phần I. Các thông tin cơ bản

Gồm 4 nội dung:

- Thông tin về gia đình

- Thông tin về trẻ

- Thông tin về mẹ (gồm tiền sử sản khoa; tiền sử bệnh tật; thông tin về lần mang thai này; tiêm vắc xin phòng uốn ván)

Phần II. Chăm sóc thai nghén Gồm 2 nội dung:

- Các trang khám thai: ghi chép mỗi lần khám thai

- Các trang khám sức khỏe cho bà mẹ mang thai: Thay thế cho sổ y bạ (sổ khám bệnh) của bà mẹ trong thời gian mang thai.

Phần III. Chăm sóc bà mẹ trong đẻ, sau đẻ mẹ và con

Gồm các trang dùng để theo dõi, chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và con trong các giai đoạn: Trong đẻ và ngay sau đẻ; Ngày đầu sau đẻ; Tuần đầu sau đẻ; 2 tuần đến 6 tuần sau đẻ.

Phần IV. Chăm sóc sức khỏe trẻ em

Gồm các nội dung:

- Theo dõi, chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn: Từ 7 tuần đến 3 tháng tuổi; 4- 6 tháng tuổi; 7-9 tháng tuổi; 10-12 tháng tuổi; 13- 18 tháng tuổi; 19- 23 tháng tuổi; 2-4 tuổi và 5- 6 tuổi.

- Biểu đồ tăng trưởng

- Lịch tiêm chủng ở trẻ em và theo dõi tiêm chủng: Thay thế cho phiếu/sổ tiêm chủng.

- Các trang khám theo dõi sức khỏe trẻ: Thay thế cho sổ y bạ (sổ khám bệnh) của trẻ.

Phần V. Thông tin dành cho bà mẹ và gia đình

- Thông tin về chăm sóc thai nghén,

- Thông tin về chăm sóc trong đẻ, sau đẻ và chăm sóc sơ sinh

- Thông tin về chăm sóc và xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ em (Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Phụ lục; Mẫu phiên bản điện tử http: //somevabe.com)

  1. Sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Sổ do một cơ sở y tế cấp cho bà mẹ giữ, theo dõi, ghi chép tại nhà. Bà mẹ luôn mang theo Sổ trong tất cả các lần đi khám thai, đi đẻ, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh, tiêm chủng, chăm sóc dinh dưỡng và các chăm sóc sức khỏe khác cho bà mẹ và trẻ.

Người ghi chép thông tin vào sổ:

(a)

 

Trang có biểu tượng này là trang dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và thành viên gia đình theo dõi và ghi chép. Trường hợp gia đình không thực hiện được việc ghi chép, các tình nguyện viên, công tác viên có thể trợ giúp.

(b)

 

Trang có biểu tượng này là trang dành cho cán bộ y tế ghi chép.

Cán bộ y tế có trách nhiệm ghi chép đầy đủ vào các phần tương ứng khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, đồng thời nhắc nhở bà mẹ mang theo trong tất cả các lần khám thai, khám bệnh, sinh đẻ và khi đưa trẻ đi tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh.

Trong các phần ghi chép theo dõi sức khỏe cho bà mẹ và trẻ đều có các ô màu Trắng và màu Vàng. Nếu thông tin ghi vào ô màu Trắng có nghĩa là sức khỏe mẹ và/ hoặc trẻ bình thường. Nếu thông tin ghi vào ô màu Vàng có nghĩa là mẹ và/ hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn hoặc thăm khám.

Khi cấp phát Sổ, cán bộ y tế cần hướng dẫn, giải thích cho bà mẹ và gia đình về cách ghi chép, theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ dựa trên các ghi chép đó, đồng thời giới thiệu về các trang cung cấp thông tin cần thiết dành cho bà mẹ và gia đình.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dữ liệu cá nhân (Personal data)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    người chăm sóc tại nhà

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ECONAZOL

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng Wellen (ECG Ví dụ 3)
    phác đồ phẫu thuật, xạ trị chữa bệnh ung thư mêlanôm da
    Chẩn đoán suy tim cấp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space