Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ

(Tham khảo chính: Q-codes )

2.1. Cơn co tử cung và độ xóa mở cổ tử cung.

2.1.1. Cơn co tử cung.

- Là động lực chính của cuộc chuyển dạ. Đặc tính của cơn co tử cung: tự nhiên, tăng dần về tần số và cường độ, có thể tăng giảm bằng thuốc, không thể chấm dứt được.

- Nếu cơn co tử cung nhịp nhàng, đều đặn và phù hợp với độ xóa, mở của cổ tử cung là tiên lượng tốt:

+ Giai đoạn tiềm tàng: 2-3 cơn /10 phút

+ Cổ tử cung 5-6cm: 3-5 cơn/10 phút.

+ Cổ tử cung mở hết và rặn đẻ: 4-6 cơn/10 phút.

- Nếu cơn co không đồng bộ, cường tính về tần số (trên mức trung bình nêu trên, hoặc >6 cơn co/10 phút bất kể độ mở cổ tử cung) hoặc quá mạnh sẽ dễ gây suy thai hoặc rau bong non, vỡ tử cung. Trường hợp này cần được xử trí ngay.

- Cơn co quá yếu cũng là tiên lượng không tốt cho cuộc chuyển dạ vì chuyển dạ kéo dài dễ gây thai suy, chảy máu sau đẻ do đờ tử cung, nhiễm trùng hậu sản.

2.1.2. Độ xóa mở cổ tử cung.

- Hướng cổ tử cung: hướng trung gian, trùng trục với âm đạo là thuận lợi; chúc sau là không thuận lợi.

- Mật độ cổ tử cung: mềm là thuận lợi, nề chắc sẽ khó xóa mở cổ tử cung

- Mức độ xóa cổ tử cung: là sự hòa nhập của cổ tử cung vào đoạn dưới, càng xóa thì càng thuận lợi cho cuộc đẻ.

2.2. Tình trạng thai nhi và tiến triển ngôi thai.

- Số lượng thai: đa thai là yếu tố nguy cơ của chuyển dạ kéo dài, chảy máu sau đẻ, sang chấn cho thai và mẹ khi làm thủ thuật.

- Ngôi thai: ngôi chỏm, ngôi mông thai nhỏ, ngôi mặt cằm trước có thể theo dõi sinh đường âm đạo. Kiểu thế ngang, sau có nguy cơ chuyển dạ kéo dài, có thể gây chảy máu sau đẻ, nhiều khả năng phải hỗ trợ đẻ bằng dụng cụ.

- Cân nặng thai: thai to >3500g là nguy cơ của đẻ khó (chuyển dạ kéo dài, cơn co cường tính, thai suy, dọa vỡ tử cung, rau bong non, phải hỗ trợ sinh bằng dụng cụ và chảy máu sau đẻ).

- Tim thai: nhịp tim thai đều, dao động bình thường có tiên lượng tốt. Theo dõi nhịp tim thai bằng máy (monitor sản khoa). Các biến đổi nhịp tim thai theo cơn co tử cung như nhịp phẳng, DIP I; DIP II; DIP III/biến đổi đều là các dấu hiệu cần theo dõi chặt chẽ trong cuộc chuyển dạ để phát hiện thai suy.

2.3. Sự tương xứng giữa thai nhi và khung chậu

2.3.1. Đánh giá khung chậu trên lâm sàng:

- Eo trên: nếu đụng mỏm nhô là khung chậu hẹp/giới hạn trên lâm sàng.

- Eo giữa: nếu 2 gai hông nhọn, gần nhau và vách chậu hội tụ là giới hạn trên lâm sàng.

- Eo dưới: góc vòm vệ nhọn là khung chậu giới hạn eo dưới.

2.3.2. Các phương pháp chẩn đoán độ lọt có giá trị ứng dụng trên lâm sàng:

- Khám ngoài: phương pháp tính số khoát ngón tay giữa xương vệ và mỏm vai (hay ôm được đầu thai) được minh họa trong bài Biểu đồ chuyển dạ.

- Khám trong:

+ Phương pháp Farabeuf: 2 ngón tay khám tì dưới xương vệ hướng về phía xương cùng S2, nếu chạm phần xương thấp nhất của đầu thai là đầu đã lọt.

+ Phần thấp nhất của xương đầu thai đi qua thấp hơn 2 gai hông là đầu đã lọt.

+ Xác định đầu lọt thấp-phương pháp thước thợ: 2 ngón tay khám tì dưới xương vệ, hướng vuông góc với xương vệ, về phía ngôi thai, nếu chạm xương đầu thai thì đầu lọt thấp.

2.3.3. Các dấu hiệu bất tương xứng đầu-chậu: được sắp xếp theo thứ tự giá trị tăng dần

- Đầu chưa lọt

- Bướu huyết thanh: càng to càng bất tương xứng

- Lọt không cân xứng: chỉ sờ được 1 trong 2 bướu đỉnh, đường liên thóp không ở giữa ống đẻ mà lệch 1 bên (khi dùng tay rà trên da đầu thai theo đường liên thóp)

- Chồng xương sọ, nếu không thể đẩy phần xương chồng lên về vị trí bình thường giữa 2 xương đỉnh thì dấu hiệu bất tương xứng đầu-chậu rõ.

- Các dấu hiệu bất tương xứng đầu-chậu chỉ được xác định khi có cơn co đủ theo độ mở cổ tử cung.

Tất cả các yếu tố trên đều được ghi nhận trên Biểu đồ chuyển dạ (BĐCD), nên việc biết vẽ và diễn giải tốt một BĐCD là hết sức quan trọng.

Khi không có các dấu hiệu khẩn cấp, không có bất tương xứng đầu-chậu thì có thể theo dõi sinh đường âm đạo tại mọi tuyến y tế cơ sở.

 

  • Phù niêm trước xương chày (pretibial myxedema)
  • Quy trình thực hành chuẩn (Standard Operating Procedure - SOP)
  • Nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người (Research involving human participants)
  • Nghiên cứu đa trung tâm (Multi-site research)
  • Giám sát nghiên cứu (Research monitoring and supervision)
  • Phiếu cung cấp thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu (Informed Consent form - ICF)
  • Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (Assent Form - AF)
  • Tự nguyện (Voluntary)
  • Sự riêng tư (Privacy)
  • Xung đột lợi ích (Conflict of interest)
  • Dữ liệu cá nhân (Personal data)
  • Lợi ích (Benefit)
  • Nguy cơ (Risk)
  • Đạo đức y sinh học (Bioethics)
  • Nguy cơ tối thiểu (Minimal risk)
  • Rủi ro (Potential harm)
  • Bồi thường (Compensation)
  • Hoàn trả (Reimburse)
  • Thẩm định theo quy trình đầy đủ (Full review)
  • Thẩm định theo quy trình rút gọn (Expedited review)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    khác

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    điều trị sốt xuất huyết dengue và sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo

    3705/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán khối vú sờ thấy được

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ THUẬT KIỂM SOÁT TỬ CUNG VÀ BÓC RAU NHÂN TẠO
    Khám lâm sàng và cận lâm sàng
    Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space