3.1. Rotavirus
3.1.1. Tiền sử
- Thường gặp ở trẻ em ở trung tâm chăm sóc ban ngày
- Có thể lây nhiễm cho người lớn, người bị suy giảm miễn dịch
- Sốt
- Nôn
- Tiêu chảy nhiều nước, có màu vàng, không có nhày máu
3.1.2. Khám lâm sàng: Bệnh thường nhẹ, dấu hiệu mất nước nặng gặp trong tiêu chảy kéo dài hoặc cấp tính
3.1.3. Xét nghiệm
Thường không cần đến xét nghiệm (tiền sử thường ủng hộ chẩn đoán)
- Bạch cầu trong phân có thể dương tính
- Công thức máu bình thường
- Sinh hóa máu: ure và creatinin tăng
- Xét nghiệm ngưng kết latex hoặc xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với
enzyme đối với bệnh phẩm phân: dương tính
- Phản ứng khuếch đại chuỗi gen đối với bệnh phẩm phân: dương tính
3.2. Norovirus
3.2.1. Tiền sử
- Ăn các loại nghêu, sò, hến, thức ăn chuẩn bị sẵn, salad, bánh mì kẹp thịt, trái cây
- Buồn nôn, đau bụng quặn sau đó là tiêu chảy và nôn
- Tiêu chảy nhiều nước ở mức độ trung bình
- Phân không có nhày máu
- Các triệu chứng toàn thể: sốt, khó chịu, đau cơ, đau đầu
3.2.2. Khám lâm sàng: bình thường
3.2.3. Xét nghiệm:
- Bạch cầu trong phân âm tính
- PCR đối với bệnh phẩm phân: dương tính
3.3. Adenovirus đường ruột
3.3.1. Tiền sử
- Thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch
- Do thức ăn và nước uống mang mầm bệnh
- Thường gặp ở các trung tâm chăm sóc ban ngày và cơ sở y tế
- Các triệu chứng tiêu chảy nhẹ, tự khỏi
- Không sốt
3.3.2. Khám lâm sàng: bình thường
3.3.3. Xét nghiệm
- Cấy phân tìm vi rút dương tính
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang hoặc xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme đặc hiệu với Adenovirus dương tính
3.4. Viêm ruột do Campylobacter
3.4.1. Tiền sử
- Ăn thịt gia cầm chưa nấu chin, sữa thô, pho mát
- Tiêu chảy nhiều nước hoặc ra máu kèm nhầy
- Thường tự khỏi và biến mất sau 5-7 ngày
- Đau quặn vùng bụng quanh rốn dữ dội
- Sốt
- Tiêu chảy ra máu có thể xuất hiện từ ngày thứ 3 của bệnh
3.4.2. Khám lâm sàng
- Sốt
- Khám bụng: ấn đau khu trú hoặc toàn bộ bụng. Ấn đau ¼ dưới bên phải có thể giống viêm ruột thừa
- Nhiễm độc sau giãn đại tràng nhiễm độc
3.4.3. Xét nghiệm
- Bạch cầu trong phân dương tính
- Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng với tỉ lệ bạch cầu
đoạn trung tính tăng cao
- Cấy phân : phân lập loài Campylobacter
- PCR phân dương tính
3.5. Shigella
3.5.1. Tiền sử
- Thường ở trẻ em ở các trung tâm chăm sóc ban ngày
- Do ăn rau
- Sốt
- Xuất hiện tiêu chảy nhiều nước rồi sau đó có nhày máu
- Phân: số lượng ít, đi ngoài 10-12 lần/ngày
- Sốt
- Cảm giác mót rặn
3.5.2. Khám lâm sàng
- Có thể bình thường hoặc sốt
- Khám bụng: ấn đau toàn bộ vùng bụng, bụng trướng hoặc không nghe thấy nhu
động ruột tùy thuộc vào mức độ nặng
- Khám trực tràng: đau khi chạm vào, hiếm khi sa trực tràng
3.5.3. Xét nghiệm
- Bạch cầu trong phân dương tính
- PCR phân dương tính
3.6. Escherichia coli
Sinh độc tố ruột, gây bệnh đường ruột, xâm nhập đường ruột, xuất huyết
đường ruột, bám dính vào niêm mạc đường ruột
3.6.1. Tiền sử
- Xảy ra ở khách du lịch, trẻ em
- Lây qua thức ăn mang mầm bệnh
- Triệu chứng tùy thuộc vào vị trí và chủng nhiễm phải: tiêu chảy phân nhiều
nước, có máu, đau bụng nhưng không sốt.
3.6.2. Khám lâm sàng
- Có thể bình thường
- Một số ít có biểu hiện mất nước, huyết áp thấp, nhịp tim tăng
- Ấn đau nhẹ bụng dưới hoặc lan tỏa
3.6.3. Xét nghiệm
- Bạch cầu trong phân dương tính (chủng xâm lấn)
- Công thức máu: thiếu máu trong hội chứng huyết tán ure máu tăng
- Cấy phân dương tính
- Sinh hóa máu: rối loạn chức năng thận trong hội chứng huyết tán ure máu tăng
3.7. Clostridium difficile
3.7.1. Tiền sử
- Tiền sử sử dụng thuốc kháng sinh, nằm viện, điều trị hóa chất
- Tiêu chảy 2-3 tuần (tối đa 3 tháng)
- Tiêu chảy nhiều nước cấp tính
- Nhẹ: tiêu chảy 3-4 lần/ngày, đau nhẹ bụng dưới; nặng với viêm đại tràng giả mạc: tiêu chảy nhiều 15 lần/ngày, đau quặn bụng dưới; viêm đại tràng tối cấp: sốt, ớn lạnh, đau bụng lan tỏa, thiếu dịch
3.7.2. Khám lâm sàng
- Các dấu hiệu mất nước
- Có thể hạ huyết áp, hạ thân nhiệt hoặc sốt cao
- Ấn đau vùng bụng lan tỏa, bụng trướng và không nghe thấy nhu động ruột trong những trường hợp nặng
3.7.3. Xét nghiệm
- Phát hiện độc tố: (thực hiện ở tuyến trên)
- Cấy phân dương tính
- Công thức máu: Bạch cầu tăng cao đặc biệt trong các trường hợp nặng
- Sinh hóa máu: kiểm tra hạ kali máu, tăng creatinin hoặc acid lactic, albumin máu thấp
3.8. Tả (Vibrio cholera)
3.8.1. Tiền sử
- Tiêu chảy nhiều nước, phân đục như nước vo gạo hay trong như nước mưa
- Mất nước nhanh chóng
3.8.2. Khám lâm sàng: Bình thường hoặc khi bệnh nặng thì có các biểu hiện mất
nước nặng như hạ huyết áp, thay đổi trạng thái tinh thần
3.8.3. Xét nghiệm
- Công thức máu: cô đặc máu
- Sinh hóa máu: Rối loạn điện giải và chức năng thận
3.9. Tụ cầu vàng
3.9.1. Tiền sử
- Ăn thịt bò (bánh hamburger), thịt lợn, thịt gia cầm, trứng 4-6 giờ trước khi khởi phát các triệu chứng
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy phân nhiều nước
- Không sốt, không đau bụng
- Khám lâm sàng: bình thường
3.9.2. Xét nghiệm:
Chẩn đoán lâm sàng, không xét nghiệm thường quy: xét nghiệm chất độc trong phân hoặc chất nôn chỉ thực hiện trong các đợt dịch nghi ngờ
3.10. Listeria
3.10.1. Tiền sử
- Ăn thịt bò, lợn, gia cầm, sữa, phó mát, xà lách trộn, xúc xích hoặc salad khoai tây
- Gặp ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch
- Tiêu chảy phân nhiều nước với tần suất vừa phải
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng nhẹ
- Sốt
- Có thể không có triệu chứng
3.10.2. Khám lâm sàng
- Triệu chứng mất nước ít gặp
- Sốt
- Khám bụng ấn đau nhẹ
- Thay đổi ý thức trong nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
3.11. Giardia
3.11.1. Tiền sử
- Đi đến vùng lưu hành dịch
- Lây từ người sang người qua thức ăn, nước uống mang mầm bệnh
- Có thể không có triệu chứng
- Tiêu chảy nhiều nước, khởi phát đột ngột
- Chướng bụng, đầy hơi, đau quặn bụng
- Buồn nôn, nôn
- Phân có mùi mỡ hôi và đầy hơi
- Các triệu chứng thường kéo dài
3.11.2. Khám lâm sàng:
- Bình thường hoặc mất nước nhẹ
- Khám bụng: tăng nhu động ruột, không đau hoặc có dấu hiệu khu trú
|