Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN VÀ KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ Ở TRẺ SƠ SINH

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

  1. Chỉ định

- Thất bại với thông khí bằng bóng và mặt nạ hoặc CPAP.

- Khi phải thông khí áp lực dương kéo dài.

- Thoát vị hoành hoặc nghi ngờ thoát vị hoành.

- Để hút khí quản khi nước ối có phân su và trẻ sơ sinh không khỏe (không thở hoặc trương lực cơ giảm hoặc nhịp tim < 100 lần/phút).

  1. Dụng cụ

- Đèn soi thanh quản.

- Lưỡi đèn dạng thẳng.

- Ống nội khí quản (không có bóng chèn) các số: 2, 2.5, 3, 3.5, 4.

- Thông nòng (nếu cần).

- Ống hút nhớt số 8 Fr, 10 Fr.

- Máy hút nhớt, áp lực hút 100 mmHg.

- Ống nghe tim phổi.

- Bóng tự phồng hoặc bóng phồng theo lưu lượng hoặc dụng cụ hồi sức ống T.

- Mặt nạ cỡ 0, 1.

- Băng dính (băng keo) y tế.

- Kéo.

- Găng tay vô khuẩn.

2.1. Chọn kích cỡ lưỡi đèn soi thanh quản

- Số 00: Dùng cho trẻ sơ sinh <1.000 g.

- Số 0: Dùng cho trẻ sơ sinh non tháng.

- Số 1: Dùng cho trẻ sơ sinh đủ tháng.

2.2. Chọn kích cỡ ống nội khí quản

Cỡ ống (mm)
(đường kính trong)

Cân nặng
(g)

Tuổi thai
(tuần)

2.5

< 1.000

< 28

3.0

1.000-2.000

28-34

3.5

2.000-3.000

34-38

3.5-4.0

> 3.000

> 38

  1. Các bước đặt nội khí quản

- Bước 1

+ Cố định đầu trẻ ở tư thế cổ ngửa nhẹ, đầu thẳng. Có thể đặt một cuộn khăn nhỏ dưới vai để cố định tư thế cổ ngửa nhẹ.

+ Rửa tay thường quy, mang găng vô khuẩn.

+ Cung cấp oxy lưu lượng tự do trong khi thực hiện thủ thuật.

- Bước 2

+ Hút sạch miệng và dạ dày.

+ Bóp bóng qua mặt nạ nếu cần.

+ Cố định đầu trẻ bằng tay phải, cầm đèn bằng tay trái. Đưa lưỡi đèn vào dọc theo bờ bên phải của lưỡi, đẩy lưỡi về bên trái.

+ Đẩy lưỡi đèn vào cho đến khi đầu lưỡi đèn vừa vượt qua đáy lưỡi.

- Bước 3

+ Nâng nhẹ lưỡi đèn. Nâng toàn bộ lưỡi đèn, không nâng riêng đầu lưỡi đèn.

+ Không được dùng động tác thô bạo.

- Bước 4

+ Tìm những mốc giải phẫu: thanh môn, nắp thanh môn, dây thanh âm. Dây thanh âm như các dải dọc ở hai bên thanh môn hoặc như hình chữ “V” ngược.

+ Ấn sụn nhẫn giúp nhìn rõ thanh môn hơn.

+ Hút chất tíết, nếu cần, để nhìn thấy rõ hơn.

- Bước 5

+ Luồn ống NKQ vào bên phải của miệng với bờ cong của ống nằm trong mặt phẳng ngang.

+ Luồn đầu ống NKQ vào cho đến khi mốc dây thanh tới ngang mức dây thanh

+ Cố gắng đặt trong vòng 30 giây.

- Bước 6

+ Giữ chặt ống sát vào vòm khẩu cái cứng khi rút đèn đặt nội khí quản

+ Giữ cố định ống trong khi rút thông nòng nếu có sử dụng

+ Dán cố định ống nội khí quản.

3.1. Vị trí cố định ống nội khí quản: độ sâu của ống được cố định ở môi trên được tính bằng cân nặng + 6 cm (đối với trẻ <750g sẽ cố định ở mức 6 cm)

3.2 Các dấu hiệu đặt ống đúng vị trí:

- Cải thiện các tín hiệu sống (nhịp tim, màu da).

- Lồng ngực di động theo mỗi nhịp bóp bóng, ngực di động nhiều hơn bụng.

- Không chướng bụng khi thông khí.

- Nghe rì rào phế nang đều 2 bên phổi nhưng giảm hay không nghe thấy khí trong vùng dạ dày.

- Hơi nước trong ống thì thở ra.

- Không nghe thấy tiếng khi trẻ khóc.

- Nếu nghi ngờ, có thể dùng đèn soi thanh quản để kiểm tra thấy ống đi qua 2 dây thanh âm.

- Chụp X quang ngực: đầu của nội khí quản nên ở vị trí ngang ở giữa xương đòn và góc khí phế quản.

3.3. Hạn chế thiếu oxy trong khi đặt nội khí quản

- Cung cấp oxy trước bằng thông khí áp lực dương (trừ khi đặt NKQ để hút phân su).

- Cung cấp oxy lưu lượng tự do trong lúc đặt NKQ.

- Giới hạn 30 giây cho mỗi lần đặt NKQ.

  1. Biến chứng liên quan đặt NKQ

- Thiếu oxy máu: do thời gian đặt quá lâu hoặc ống NKQ ở sai vị trí.

- Nhịp tim chậm và/hoặc ngưng thở: do thiếu oxy hoặc do phản xạ Vagal.

- Tràn khí màng phổi: do ống NKQ lệch sang phế quản Phải nên thông khí 1 bên phổi quá mức hoặc do bóp bóng với áp lực quá cao.

- Chấn thương lưỡi, lợi (nướu răng) hoặc đường thở: do động tác thô bạo, bẩy lưỡi đèn soi thanh quản khi đặt.

- Thủng khí quản hoặc thực quản: Do động tác thô bạo, do thông nòng bị tụt ra khỏi đầu ống nội khí quản.

- Nghẽn ống NKQ: do nghẹt đàm hoặc máu.

- Nhiễm khuẩn: do kỹ thuật đặt NKQ không vô trùng.

 

KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ

  1. Chỉ định

- Không thở hoặc thở nấc.

- Tím tái kéo dài dù đã thở oxy với FiO2 100%.

- Cơn ngưng thở kéo dài kèm tím tái.

  1. Chống chỉ định

- Thoát vị hoành.

- Nước ối có phân su và chưa hút sạch phân su.

  1. Dụng cụ

- Thông hút nhớt 8 Fr hoặc 10 Fr.

- Máy hút nhớt.

- Mặt nạ số 0, 1.

- Bóng giúp thở (tự phồng hoặc phồng theo lưu lượng) có thể tích từ 250- 350 ml, hoặc dụng cụ hồi sức ống T.

- Thông dạ dày 6-8 Fr

- Găng sạch.

- Băng dính (băng keo).

- Ống tiêm 20 mL.

- Ống nghe tim phổi.

  1. Chuẩn bị

- Rửa tay thường quy.

- Chọn bóng giúp thở phù hợp cân nặng của trẻ, kiểm tra bóng giúp thở.

- Chọn mặt nạ phù hợp cân nặng của trẻ, kiểm tra mặt nạ.

- Chuẩn bị máy hút nhớt và thông hút nhớt.

  1. Kỹ thuật

- Đứng ở vị trí phía đầu hoặc bên phải của trẻ.

- Đặt trẻ nằm ngửa, cổ ngửa nhẹ.

- Đặt mặt nạ từ dưới cằm lên, đảm bảo mặt nạ đặt kín và che phủ đỉnh cằm, miệng, mũi.

- Bóp bóng với tần suất 40-60 lần/phút và áp lực 20 cmH20 (2 ngón tay).

- Quan sát xem lồng ngực có di động đều 2 bên không.

- Nếu sau 5-10 nhịp bóp mà lồng ngực không di động, nhịp tim không tăng, trẻ không hồng lên thì làm các bước điều chỉnh thông khí: MR SOPA

M (mask)                                   Đặt lại mặt nạ và nâng cằm lên

R (Reposition the head)              Đặt lại đầu

S (Suction)                                 Kiểm tra dịch tiết, hút nếu có

O (Open)                                    Thông khí với miệng trẻ mở nhẹ

P (Pressure)                               Tăng áp lực đến khi lồng ngực di động tốt

A (Alternative airway)                  Cân nhắc đặt NKQ

- Đặt thông dạ dày dẫn lưu khí và dịch nếu phải bóp bóng qua mặt nạ kéo dài.

- Nồng độ oxy sử dụng:

+ Sử dụng độ bão hòa oxy mục tiêu để hướng dẫn sử dụng oxy trong khi hồi sức sau sinh nếu có phương tiện đo độ bão hòa oxy qua da.

+ Có thể đạt được nồng độ oxy 40% bằng cách nối oxy với bóng tự phồng và tháo bỏ bộ phận dự trữ oxy.

+ Có thể đạt được nồng độ oxy 100% bằng cách nối oxy với bóng tự phồng và bộ phận dự trữ oxy.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    văn hóa của người bệnh

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sơ đồ quy trình chẩn đoán lao phổi ở người HIV (+) có dấu hiệu nặng

    4263/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Huyết khối tĩnh mạch chi dưới

    Huỳnh Phúc Nguyên.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đọc phế dung ký
    Chẩn đoán
    Khái niệm về chất gây nghiện
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space