Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quy trình phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà

(Tham khảo chính: 4790/QĐ-BYT )

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật sùi mào gà là kỹ thuật cắt bỏ tổ chức sùi mào gà có vùng đường kính lớn hơn 5cm, nhằm loại bỏ nhanh tổ chức sùi, hạn chế chảy máu.

II. CHỈ ĐỊNH

Sùi mào gà đường kính 5cm trở lên

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh không đồng ý hoặc không hợp tác điều trị

- Vùng da điều trị đang nhiễm trùng cấp tính, lan tỏa

- Bệnh toàn thể nặng: bệnh hệ thống, suy tim, suy hô hấp, rối loạn đông máu

Thận trọng khi điều trị:

- Vùng da điều trị đang chiếu xạ

- Cơ địa sẹo lồi

- Suy giảm miễn dịch nặng

- Tăng huyết áp, đái tháo đường không ổn định

- Phụ nữ có thai

IV. CHUẨN BỊ

1. Nơi thực hiện

Phòng phẫu thuật đủ rộng (diện tích trên 12m2), kín đáo, được tiệt trùng (tia cực tím)

Đảm bảo các điều kiện: Ánh sáng: 300-700 lux, nhiệt độ: 21-24oC, độ ẩm: 60-70%

2. Người thực hiện

Thủ thuật thuật viên chính: 1 người.

Phụ thủ thuật: 1 người.

Gây mê/tê: 1 người.

Giúp việc: 1 người

3. Trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư tiêu hao

- Trang thiết bị: Máy đốt điện/plasma/laser CO2, máy hút khử mùi

- Dụng cụ: Bộ tiểu phẫu

- Thuốc: Povidin, NaCl 0,9%, kem/mỡ kháng sinh, Lidocain 2%, EMLA 5%

- Vật tư tiêu hao: Bông, băng, gạc, băng dính, băng cá nhân vô khuẩn…

4. Người bệnh

- Được tư vấn về phương pháp, quy trình điều trị: sự cần thiết, hiệu quả, tai biến…

- Tâm lý ổn định, sẵn sàng điều trị

5. Hồ sơ bệnh án người bệnh nội trú), Phiếu điều trị (người bệnh ngoại trú)

- Phiếu chỉ định, phiếu chuẩn bị, giấy cam kết, xét nghiệm nếu có

- Ảnh thương tổn người bệnh trước và sau phẫu thuật

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHẪU THUẬT

1. Nhóm làm phẫu thuật

Mặc trang phục bảo hộ: Quần, áo, mũ, kính, khẩu trang

Rửa tay hoặc sát trùng tay nhanh, đi găng vô trùng

2. Kiểm tra người bệnh

Đúng người bệnh, đúng thương tổn cần điều trị

Người bệnh nằm trên bàn, tư thế thoải mái, phù hợp

3. Vô cảm

Có thể sử dụng một trong các biện pháp vô cảm sau:

Gây tê: Tê tại chỗ: bôi tê, tiêm thấm hoặc tê vùng: tê nhánh thần kinh, tê tủy sống...

Gây mê: Mê úp mask, mê tĩnh mạch, mê nội khí quản…

4. Vô trùng

Sát trùng vùng điều trị bằng một trong các chất: povidin 10%, chlorhexidin 2%...

Trải toan vô khuẩn che phủ xung quanh, bộc lộ vùng điều trị

5. Phẫu thuật loại bỏ thương tổn sùi mào gà

Kẹp cuống hoặc chân thương tổn bằng panh, cắt bỏ thương tổn phía trên panh;

Cầm máu bằng giao điện/plasma ngay phía trên panh;

Tháo panh, cầm máu tiếp nếu cần bằng đốt điện/plasma/laser CO2

Ngoài ra có thể sử dụng một trong các kỹ thuật sau:

Sử dụng giao điện/plasma/laser CO2 để đốt dần dần thương tổn từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;

Đốt để cắt đứt chân thương tổn;

Cắt thương tổn bằng giao mổ hoặc bằng kéo trước, sau đó cầm máu

6. Làm sạch và sát trùng vùng điều trị

Làm sạch vùng điều trị bằng gạc với NaCl 0,9% hoặc Oxy già 2% thể tích

Sát trùng vùng điều trị bằng một trong các chất: povidin 10%, chlorhexidin 2%…

7. Bôi thuốc và băng thương tổn

Bôi kem/mỡ kháng sinh hoặc các chất sát trùng khác

Đắp gạc: urgotull, gạc mỡ, gạc vô trùng. Băng thương tổn, băng ép nhẹ (nếu cần)

VI. THEO DÕI

- Theo dõi 30 phút với trường hợp gây tê tại chỗ, 06 giờ với gây mê hoặc tê tủy sống.

- Toàn trạng: phát hiện sớm sốc phản vệ, theo dõi chức năng sống và rối loạn khác.

- Tại chỗ: tình trạng chảy máu, co thắt mạch, tình trạng phù nề và các rối loạn khác.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.

- Sốc phản vệ: kiểm soát chức năng sống, xử trí ngay theo phác đồ sốc phản vệ.

- Chảy máu: băng ép, khâu ép hoặc cầm máu bằng dao điện.

- Tai biến khác: tùy theo loại và mức độ, khi ổn định chuyển chuyên khoa điều trị.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202208194790_QD-BYT_365412.doc.....(xem tiếp)

  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh Pemphigus có diện tích tổn thương từ 10%-29% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh Pemphigus có diện tích tổn thương từ 30%-60% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh Pemphigoid có diện tích tổn thương trên 60% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh pemphigoid có diện tích tổn thương từ 0-29% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh pemphigoid có diện tích tổn thương từ 30-59% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh pemphigoid có diện tích tổn thương trên 60% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh duhring-brocq (viêm da dạng herpes) có diện tích tổn thương từ 10-29% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh duhring- roc viêm da dạng herpes) có diện tích tổn thương từ 30-60% diện tích cơ thể
  • kỹ thuật chăm sóc người bệnh during-brocq viêm da dạng herpes) có diện tích tổn thương trên 60% diện tích cơ thể
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh hồng ban đa dạng
  • Kỹ thuật chăm sóc người bệnh dị ứng thuốc thể đỏ da toàn thân
  • Quy trình phẫu thuật điều trị móng chọc thịt bằng kỹ thuật winograd
  • Quy trình sinh thiết móng
  • Quy trình phẫu thuật cắt bỏ u dưới móng
  • Quy trình phẫu thuật điều trị móng cuộn, móng quặp
  • Quy trình phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà
  • Quy trình điều trị bệnh da bằng puva toàn thân
  • Quy trình điều trị bệnh da bằng puva tại chỗ
  • Quy trình điều trị bệnh da bằng uvb dải hẹp toàn thân
  • Quy trình điều trị bệnh da bằng uvb dải hẹp tại chỗ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Test nội bì

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nhận biết và xử trí các dấu hiệu đe dọa chức năng sống ở trẻ em

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue
    bài làm 5
    Những lưu ý khi dùng máy trợ thính
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space