Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


2- Sơ sinh

(Tham khảo chính: Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm )

Được giới hạn từ lúc rốn bị cắt cho đến thời điểm 4 tuần lễ tuổi đầu tiên.

1.1.1        Đặc điểm sinh lý

Đánh dấu cho thời kỳ này là việc trẻ chuyển từ môi trường sống trong tử cung sang môi trường bên ngoài. Sự khác biệt giữa 2 môi trường sống đặt cơ thể trẻ trước nhu cầu thích nghi cao. Trong đó, một số hệ cơ quan bắt đầu hoạt động thực thụ đảm bảo chức năng sinh tồn như hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh... Một số thay đổi có tính chất quyết định như:

·                Phổi thực hiện chức năng hô hấp bao gồm động tác hít thở và trao đổi khí qua màng phế nang. Oxy được hấp thu qua phổi, thay thế hoàn toàn nguồn oxy đến từ máu nhau thai.

·                Hệ tuần hoàn phổi được thiết lập, phối hợp với hệ tuần hoàn cơ thể, hình thành chu trình tuần hoàn khép kín của cơ thể. Áp lực trong nhĩ trái cao cho phép đóng lỗ thông liên nhĩ, tách hoàn toàn 2 hệ tuần hoàn.

·                Hệ tiêu hóa được kích hoạt và hấp thu chất dinh dưỡng đến từ sữa mẹ, trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Sữa non của mẹ là thức ăn đầu tiên và lý tưởng nhất.

·                Bé bắt đầu có các động tác giao tiếp với thế giới xung quanh như khóc, thở, đòi bú, bú, nắm... có các phản xạ nguyên phát, các động tác thì lộn xộn, không kiểm soát được trừ động tác bú, quay đầu nhìn theo.

·                Các cơ quan khác như da, trung tâm điều nhiệt, hệ tiêu hóa cũng có biến đổi thích nghi. Trẻ đẻ càng non càng khó thích nghi

Trẻ sơ sinh mất cân sinh lý 10% trong tuần đầu, rồi mỗi ngày lên cân lại 25 tới 30 gram. Trẻ ngủ 20 –trên 24 giờ. Trương lực cơ tăng ở chi và giảm ở thân.

1.1.2        Tâm lý:

Trẻ cần không những sữa mẹ mà còn cả tình thương yêu chăm sóc của cha mẹ. Sự gắn bó giữa mẹ và con là mối quan hệ thể xác và tâm lý giúp trẻ phát triển bình thường. Đây cũng là cơ sở lý luận của kỹ thuật Kangaroo dùng trong chăm sóc trẻ non tháng nhẹ cân.

Khả năng nhận thức - phát triển tình cảm tùy mỗi trẻ, tùy môi trường và tùy vào sự chăm sóc vỗ về âu yếm của mẹ. Trẻ bắt đầu giao tiếp với mẹ thông qua việc đòi bú, khóc và bú.

1.1.3        Đặc điểm bệnh lý

Do cơ thể trẻ còn non yếu, yêu cầu thích nghi cao với môi trường sống mới, bất cứ một bệnh lý cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì lý do đó, nếu bị bệnh vài giai đoạn này, tình trạng sức khỏe của bé thường rất nặng, tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao. Các bệnh lý của giai đoạn này có thể phân làm 2 nhóm lớn:

·                Bệnh liên quan đến quá trình phát triển trước đó khi còn thai nhi: dị tật bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, không hậu môn, teo ruột, tắc ruột phân xu, tim bẩm sinh…), bệnh di truyền (khiếm khuyết nhiễm sắt thể), suy dinh dưỡng bào thai.

·                Bệnh liên quan đến giai đoạn chu sinh (xung quanh thời điểm chuyển dạ và sanh):

o      Nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da diễn biến nặng lan rộng làm nhiễm khuẩn huyết toàn thân.

o      Các chấn thương khi sinh: sinh ngạt, gãy xương, sanh khó do ngôi thay, sanh dùng dụng cụ hỗ trợ…

o      Vấn đề chăm sóc hô hấp, nhiệt độ cơ thể, dinh dưỡng, da, rốn, vệ sinh, vô khuẩn…

o      Do khiếm khuyết chức năng của cơ quan: vàng da chu sinh, tán huyết, hạ đường huyết, suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành (thiếu chất surfactant).

1.1.4        Phòng ngừa:

Thực hiện tốt chăm sóc tiền sản. Theo dõi, phát hiện sớm và chuẩn bị tốt cho sự ra đời của trẻ nếu như có yếu tố nguy cơ. Việc sanh nở nên thực hiện ở các cơ sở y tế có trang thiết bị phù hợp, có chuyên môn phù hợp. Đối với chuyển dạ nguy cơ cao, cần chuyển tuyến đến đơn vị y tế chuyên sâu.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho bú sữa non càng sớm càng tốt (tốt nhất là ngay sau khi sinh). Theo dõi sức khoẻ trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế và hướng dẫn bà mẹ trẻ cách nuôi con bằng sữa mẹ. 

Phải tạo mối quan hệ gắn bó mẹ con ngay từ lúc sinh tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và bị lệch lạc về sinh lý cũng như tâm lý. Những rối loạn tâm lý về sau và ở lúc trưởng thành có nguồn gốc từ các nhiễu loạn về tâm lý trong mối quan hệ gắn bó mẹ và con trong những năm tháng đầu đời.

  • 1 -Bào thai
  • 2- Sơ sinh
  • 3- Nhũ nhi
  • 4- Trẻ nhỏ
  • 5- Dậy thì - thiếu niên
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯỚC SINH

    1807/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sứa đốt

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giới thiệu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Giới thiệu về Điện tâm đồ
    Kết luận
    Dự phòng lây truyền HCV từ mẹ sang con
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space