Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


1 -Bào thai

(Tham khảo chính: Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm )

Thời kỳ phát triển của thai nhi bên trong túi tử cung của cơ thể người mẹ. Giai đoạn này được tính từ khi bắt đầu được thụ thai đến khi đứa trẻ ra đời. Thời gian trung bình là 270 – 280 ngày (39 -40 tuần).

1.1.1        Đặc điểm sinh lý:

Thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi, phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Thông thường được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn tương ứng với 3 tháng của thai kỳ (hay còn gọi là tam cá nguyệt):

·                3 tháng đầu: giai đoạn hình thành thai nhi. Các tế bào mầm của phôi phát triển biệt hòa dần thành các tế bào mầm của cơ quan. Tuy nhiên, sự biệt hóa chỉ ghi nhận ở khía cạnh tế bào, các cơ quan hoặc còn rất sơ khai, hoặc còn chưa có hình thù rõ ràng. Và tất nhiên, phần lớn các cơ quan chưa có chức năng.

·                3 tháng giữa: các tế bào mầm cơ quan phát triển nhanh về kích thước, cho phép tạo hình dáng ban đầu cho các cơ quan, cho phép hình thành hình dáng con người. Các tạng cơ quan biệt hóa rõ dần và bắt đầu có chức năng tuy chưa thật sự hoàn chỉnh. Một số cơ quan bắt đầu hoạt động như tim, ruột non, thận tiết niệu.

·                6 tháng cuối: là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về kích thước, gia tăng thể trọng. Các hệ cơ quan bắt đầu hoạt động. Các giác quan được phát triển như: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác cho phép thai có thể tương tác với thế giới bên ngoài.

1.1.2        Đặc điểm bệnh lý:

Rối loạn sinh lý xuất hiện ở giai đoạn này gây ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề lên sự hình thành và phát triển của các cơ quan, của thai nhi. Có thể phân các nguyên nhân thành 3 nhóm:

·                Nhóm nguyên nhân của bản thân phôi thai: khiếm khuyết di truyền (tính trạng trội, tính trạng lặn,...), khiếm khuyết do sự phân chia nhiễm sắc thể (bệnh Down do tam bội NST 21, dị bội NST giới tính XXX, bệnh đơn NST giới tính XO, YO,..), khiếm khuyết hình thành các cơ quan (do nhiễm trùng, do thiếu acid folic, thiếu sắt, ...)

·                Nhóm nguyên nhân do cơ thể người mẹ: tuổi mẹ, số lần sinh, khoảng cách giữa các lần sinh, dinh dưỡng người mẹ khi mang thai, điều kiện lao động, bệnh và việc dùng thuốc của người mẹ, tử cung có vách ngăn, viêm teo nội mạc tử cung...

·                Nhóm nguyên nhân do bánh nhau - dây rốn: thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, xuất huyết dưới nhau, dây rốn quấng cổ...

Những yếu tố không thuận lợi nếu ảnh hưởng đến 3 tháng đầu của thai kỳ thì có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh trên trẻ. Nếu yếu tố không thuận lợi xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thì chủ yếu ảnh hưởng đến sự trưởng thành và tăng trưởng của cơ quan. Hậu quả là thai có thể bị sinh non, sẩy thai, suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu,…

Do thai nhi nhận dinh dưỡng từ người mẹ, việc chăm sóc sức khỏe sản phụ là thiết thực, gián tiếp chăm sóc sức khỏe của bé. Có thể nói, việc chăm sóc tiền sản giữ vai trò rất quan trọng đảm bảo cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh cho cuộc sống ngoài tử cung.

  • 1 -Bào thai
  • 2- Sơ sinh
  • 3- Nhũ nhi
  • 4- Trẻ nhỏ
  • 5- Dậy thì - thiếu niên
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    LEVODOPA

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thở oxy dài hạn tại nhà

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xẹp toàn bộ phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nghiện các chất dạng thuốc phiện
    Chẩn đoán
    Tình huống lâm sàng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space