Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non

(Tham khảo chính: 2582/QĐ-BYT )

  1. ĐỊNH NGHĨA TRẺ ĐẺ NON

Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO)

  • Trẻ đẻ non là trẻ đẻ ra có thể sống được, dưới 37 tuần tuổi.
  • Trẻ đẻ non cân nặng thấp (LBW) là trẻ có cân nặng lúc sinh < 2500gr
  • Trẻ đẻ non cân nặng rất thấp (VLBW) là trẻ có cân nặng lúc sinh < 1500gr
  • Trẻ đẻ non cân nặng cực thấp (ELBW) là trẻ có cân nặng lúc sinh <1000gr
  1. CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON

Vấn đề chăm sóc trẻ đẻ non cần có sự hợp tác chặt chẽ của các nhà sản khoa, các nhà nhi khoa đặc biệt là các bác sĩ và điều dưỡng sơ sinh trước, trong và sau khi đẻ

  1. Chăm sóc trước đẻ:
  • Liệu pháp corticoide trước sinh cho các bà mẹ dọa đẻ non có tuổi thai dưới 34 tuần tuổi: bétaméthasone (12 mg/ ngày tiêm bắp trong 2 ngày), nếu được sử dụng 24-72 giờ trước khi sinh làm giảm 50% tần suất bệnh màng trong và xuất huyết não; nó còn giúp cho sự thích nghi của bộ máy tuần hoàn và hô hấp tốt hơn khi đứa trẻ ra đời, làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.
  • Chuyển viện khi chưa chuyển dạ: chuyển các bà mẹ dọa đẻ non và đặc biệt đẻ rất non tháng đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe lớn, nơi có đơn vị hồi sức sơ sinh.
  • Điều trị kháng sinh cho mẹ trong những trường hợp vỡ ối sớm, sốt trước và trong sinh tránh nhiễm khuẩn mẹ - con
  • Tư vấn dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cho các bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ có yếu tố nguy cơ đẻ non cao.
  1. Chăm sóc trong và ngay sau đẻ

2.1. Những chăm sóc cần đặc biệt chú ý trong cuộc đẻ là:

  • Lau khô và làm ấm trẻ ngay sau khi ra đời, sử dụng phương pháp da-kề-da nếu mẹ và bé không cần phải hồi sức, hoặc ủ ấm trẻ bằng các phương tiện sẵn có (tấm sưởi, giường sưởi, lồng ấp...)
  • Hỗ trợ hô hấp cho trẻ trong trường hợp trẻ bị suy hô hấp (không dùng oxy nồng độ cao trong khi hồi sức nếu không cần thiết)
  • Theo dõi nhiệt độ , nhịp tim, màu sắc da và độ bão hòa oxy qua da (nếu có)
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng (cho trẻ bú mẹ sớm ngay trong giờ đầu sau sinh, hoặc truyền glucose khi cần thiết)
  • Chuyển trẻ đến phòng hồi sức sơ sinh nếu trẻ cần phải hồi sức hoặc theo dõi.

2.2. Chăm sóc sau khi sinh :

a- Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ:

  • Nhiệt độ trong phòng phải đảm bảo 28°-30°C thoáng và không có gió lùa
  • Mặc áo ấm đội mũ đi tất cho trẻ.
  • Ủ ấm trẻ bằng chăn ấm, túi chườm, ổ cuốn, giường sưởi, lồng ấp hoặc phương pháp da- kề- da để duy trì thân nhiệt của trẻ 37°C.

b- Hô hấp hỗ trợ

  • Nguyên tắc thở oxy : cung cấp nồng độ oxy khí thở vào thấp nhất có thể mà da trẻ vẫn hồng hào hoặc đạt được độ bão hòa qua da 85 -92 %.
  • Trẻ đẻ non, đặc biệt là trẻ đẻ non có cân nặng rất thấp và cực thấp hay bị suy hô hấp do thiếu chất surfactant (bệnh màng trong).
 

§ Trong trường hợp trẻ suy hô hấp nhưng tự thở được, cho trẻ thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP: Nasal Continuous Positive Airway Pressure) với áp lực 5-8 cm H2O.

  • Trong trường hợp suy hô hấp nặng hoặc có cơn ngừng thở dài, cho trẻ thở máy với áp lực dương tính cuối thì thở ra (PEEP: possitive end-expiratory pressure) 5-6 cm H2O.
  • Liệu pháp surfactant thay thế được chỉ định trong trường hợp suy hô hấp nặng, tốt nhất khi trẻ < 12 h tuổi
  • Cafein: dùng trong những trường hợp trẻ sơ sinh đẻ non đang thở CPAP mũi hoặc tự thở mà có cơn ngừng thở trung tâm. Liều Cafein 10 mg/kg/24 giờ (20mg/kg/ngày đối với cafein citrat) rồi chuyển sang liều duy trì là 2,5-5 mg/ kg/ 24 giờ (5-10 mg/kg/ngày đối với cafein citrat). Dùng đến khi trẻ gần 37 tuần, hoặc hết con ngừng thở trung tâm.

c- Cân bằng về nước - điện giải:

  • Do tăng mất nước vô hình (tỷ lệ diện tích bề mặt/trọng lượng cơ thể cao, da mỏng ), chức năng thận chưa hoàn chỉnh nên làm giảm khả năng dung nạp nước, tái hấp thu Bicacbonate, thải kali, khả năng cô đặc nước tiểu. Nhu cầu nước của trẻ là 60-80ml/kg/ngày đầu tiên, tăng lên tới 160ml/kg/ngày vào cuối tuần thứ nhất.
  • Ngày đầu không cho Na+ hoặc K+. Trẻ có cân nặng cực thấp cần lượng dịch nhiều hơn: 100-120ml/kg/ngày). Theo dõi sát lượng dịch vào - ra ít nhất 12 giờ một lần trong những ngày đầu.
  • Việc theo dõi tình trạng thăng bằng nước trong những ngày đầu sau đẻ rất quan trọng vì quá tải nước sẽ là yếu tố thuận lợi của còn ống động mạch và loạn sản phổi phế quản, mất nước là nguy cơ của xuất huyết não -màng não.

d- Chế độ nuôi dưỡng:

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ đẻ non, đặc biệt là sữa non. Nhu cầu năng lượng của trẻ đẻ non cao hơn trẻ đủ tháng trong khi bộ máy tiêu hóa của trẻ đẻ non chưa hoàn chỉnh.
  • Chế độ ăn: Thời điểm bắt đầu cho ăn, lượng ăn, mức độ tăng phụ thuộc vào cân nặng lúc sinh, tuổi thai, khả năng tiêu sữa của trẻ .
  • Bữa ăn đầu tiên không vượt quá 2ml/kg/ngày
  • Không tăng số lượng sữa quá nhanh (> 20ml/kg/ngày) để tránh nguy cơ viêm ruột hoại tử
  • Hút dịch dạ dày trước khi cho ăn bữa tiếp theo để đảm bảo không có sữa ứ đọng trong dạ dày. Nếu còn nhiều sữa ứ đọng không tăng lượng sữa trong bữa ăn tiếp theo, tạm dừng ăn một bữa để theo dõi tiếp.
  • Cho trẻ ăn một lượng sữa nhỏ, thậm chí không tăng thêm vẫn tốt hơn cho trẻ nhịn hoàn toàn. Một lượng sữa nhỏ cũng có tác dụng kích thích sự trưởng thành của nhu động ruột và sản xuất peptid ruột.
  • Cho trẻ ăn từng bữa tốt hơn là ăn nhỏ giọt liên tục
  • Mục tiêu “nuôi ăn hoàn toàn” là :

ü Lượng ăn: 150-160ml/kg/ngày

ü Lượng calo: 110-120 kcal/kg/ngày

ü Một số trẻ sơ sinh cân nặng nhỏ so với tuổi thai cần nhu cầu calo cao hơn

  • Tốt nhất là cho trẻ ăn sữa mẹ
  • Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch được sử dụng trong những ngày đầu đối với trẻ cân nặng rất thấp và cực thấp hoặc những trẻ có suy hô hấp. Duy trì đường máu ≥ 45mg/dl. Nên bắt đầu bằng dung dịch đường 10%

e- Chống nhiễm khuẩn:

  • Nguy cơ nhiễm khuẩn tăng do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và thường phải can thiệp xâm nhập nhiều trong quá trình điều trị (Đặt nội khí quản, catherther tĩnh mạch trung tâm, catherther động mạch ...)
  • Cần đảm bảo vô khuẩn khi chăm sóc trẻ: rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi khám bệnh hoặc chăm sóc trẻ, vô khuẩn khi làm thủ thuật....
  • Phải kiểm tra các xét nghiệm thường xuyên để phát hiện nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh thích hợp sớm, tránh lạm dụng kháng sinh khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn

g- Theo dõi tăng Bilirubil máu:

  • Vàng da do tăng Bilirubil gián tiếp thường gặp ở trẻ đẻ non cần phát hiện sớm và chiếu đèn kịp thời để tránh vàng nhân não.
  1. Đề phòng thiếu máu:
  • Để đề phòng thiếu máu nên cho trẻ dinh dưỡng đủ và uống bổ sung thêm các thuốc tạo máu: Ferlin, Ceelin, hoặc felatum, hoặc Erythropoietin.

i- Theo dõi về thần kinh và giác quan:

  • Siêu âm qua thóp cho trẻ dưới 34 tuần tuổi một cách có hệ thống: làm hai lần trong 10 ngày đầu tiên sau đẻ, 1 lần khi trẻ đủ tháng để phát hiện biến chứng xuất huyết não -màng não và nhuyễn não chất trắng. Nếu nghi ngờ có tổn thương chất trắng, cần làm thêm MRI, điện não đồ. Lâu dài theo dõi bại não, chậm phát triển tinh thần …v…v…
  • Soi đáy mắt cho những trẻ đẻ non thuộc nhóm có nguy cơ bị bệnh võng mạc khi trẻ được 3 tuần tuổi, và cần được theo dõi đến khi võng mạc trưởng thành.
  • Trẻ sơ sinh rất non còn có nguy cơ bị điếc (1%). Những yếu tố nguy cơ là tiền sử thiếu oxy, vàng da nhân, có dùng thuốc độc với tai như aminoside, vancomycine.

k- Để trẻ thoải mái về thể chất và tinh thần:

  • Giảm tối thiểu ánh sáng và tiếng ồn
  • Hạn chế những động chạm không cần thiết đến trẻ
  • Cho trẻ nằm ở tư thế sinh lý, thoải mái
  • Phòng và điều trị bằng thuốc giảm đau nếu cần
  • Tăng cường mối quan hệ mẹ -con

l- V sinh cho trẻ:

  • Tắm cho trẻ hàng ngày, có thể sử dụng xà phòng dùng cho trẻ sơ sinh (nếu có). Tránh kỳ mạnh, nên xoa nhẹ da trẻ bằng khăn mặt bông, khăn xô mềm.
  • Rốn: chăm sóc hàng ngày. Vệ sinh rốn tốt nhất là bằng chlorhexidine, hoặc iode 0,5-1%. Chú ý phát hiện những dấu hiệu nhiễm khuẩn rốn để điều trị kịp thời.
  • Nhỏ mắt khi có biểu hiện nhiễm khuẩn (theo đơn của bác sĩ)

m- Các chăm sóc khác:

  • Tiêm bắp vitamin K1 1mg cho trẻ mới sinh, (liều 0,5mg cho trẻ <1500g).

Bổ sung các loại vitamin tổng hợp trong đó có vitamin K hàng ngày trong vòng 6-8 tuần đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202107132582_QD-BYT_145851.doc .....(xem tiếp)

  • Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non
  • Hướng dẫn khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • Tổ chức quản lý bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • Phân loại quốc tế về bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    cổ chướng trên người bệnh xơ gan _D25

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phân loại trên lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Từ khóa
    623
    Chẩn đoán
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space