Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổ chức quản lý bệnh võng mạc trẻ đẻ non

(Tham khảo chính: 2582/QĐ-BYT )

  1. Nhân Iực
  • Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ Sản hay Bệnh viện Đa khoa, nơi có đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) cần tổ chức khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ non.
  • Các đơn vị này cần có một nhóm làm việc bao gồm bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa Mắt và chuyên khoa Sơ sinh được đào tạo về Bệnh võng mạc trẻ đẻ non.
  • Nếu các Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản hay Bệnh viện Đa khoa không có bác sĩ chuyên khoa Mắt thì các Bệnh viện này cần phối hợp với cơ sở chuyên khoa Mắt tuyến tỉnh / thành phố để triển khai hoạt động này.
  • Bác sĩ khám sàng lọc BVMTĐN: là bác sĩ chuyên khoa Mắt đã được đào tạo chuyên sâu ít nhất 3 tháng tại các trung tâm nhãn khoa lớn để có thể sử dụng thành thạo máy soi đáy mắt gián tiếp, để khám sàng lọc và chẩn đoán được bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non. Các bác sĩ này cần được đào tạo thêm 3 tháng nữa để có thể tiến hành điều trị cho bệnh nhân nếu bệnh viện có đủ thiết bị và các điều kiện cần thiết.
  • Các bác sĩ chuyên khoa Mắt đảm nhận việc theo dõi bệnh nhân lâu dài sau điều trị, phục hồi thị lực cho trẻ khiếm thị do bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

2- Trang thiết bị, vật tư cần thiết

2.1- Dụng cụ khám mắt cho trẻ đẻ non

  • Bàn khám sơ sinh
  • Máy soi đáy mắt gián tiếp
  • Kính lúp 20D và 28D
  • Các bộ dụng cụ vành mi và ấn củng mạc sơ sinh
  • Thuốc tra giãn đồng tử, thuốc gây tê tại chỗ,
  • Trang thiết bị và thuốc hồi sức cấp cứu

2.2- Trang thiết bị dụng cụ dùng điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

  • Vành mi và ấn củng mạc
  • Kính lúp 20D, 28D
  • Máy laser (thường là laser diode có bước sóng 810nm hoặc 532nm)
  • Phương tiện gây mê, tiền mê gây ngủ.
  • Phương tiện hồi sức sơ sinh

2.3- Dụng cụ theo dõi trẻ sau điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

  • Trang thiết bị khám khúc xạ, lác và bảng thử thị lực cho trẻ nhỏ: TELLER CARD
  • Thiết bị khám và dụng cụ hỗ trợ cho trẻ khiếm thị

3- Địa điểm tổ chức khám và điều trị

  • Tốt nhất là tổ chức khám tại khoa sơ sinh của BV Nhi, BV Phụ Sản hay BV đa khoa, nơi trẻ sơ sinh thiếu tháng đang được theo dõi, điều trị.
  • Với những trẻ đã được xuất viện, thể trạng khá hơn, tình trạng toàn thân ổn định có thể tổ chức khám tại khoa mắt nhưng cần có sự trợ giúp của đơn vị hồi sức để đề phòng các biến chứng như ngừng tim hay ngừng thở của trẻ sơ sinh quá non tháng.

HƯỚNG DẪN KHÁM ROP TẠI PHÒNG CHĂM SÓC SƠ SINH ĐẶC BIỆT (NICU)

HOẠT ĐỘNG

NGƯỜI THỰC HIN

l .TIẾP NHẬN:

 

Xác định trẻ sơ sinh đủ tiêu chuẩn khám BVMTĐN: thuộc 1 trong 2 nhóm đối tượng sau:

1) Trẻ sơ sinh có tuổi thai khi sinh ≤ 33 tuần và cân nặng khi sinh ≤ 1800 gram.

2) Với những trẻ có tuổi thai khi sinh > 33 tuần và cân nặng khi sinh > 1800 gram nhưng có thêm các yếu tố nguy cơ như suy hô hấp, viên phổi, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm trùng, …

Ghi vào bệnh án/sổ khám

Bác sĩ NICU/sơ sinh

 

 

Thông báo với điều dưỡng về những trẻ cần được khám

Bác sĩ NICU/sơ sinh

 

 

Phát tờ tin về BVMTĐN cho cha/mẹ trẻ

Điều dưỡng sơ sinh

Viết vào hồ sơ: trẻ cần được khám mắt

Điều dưỡng

 

 

Đánh dấu vào phiếu theo dõi trẻ (dùng giấy dính màu)

Điều dưỡng

 

 

Ghi tên trẻ và số điện thoại của cha/mẹ trẻ vào lịch khám lần đầu 3-4 tuần sau sinh hoặc khi trẻ được 31 tuần tuổi (cả tuổi thai và tuổi sau khi sinh) tùy thuộc mốc thời gian nào đến sau.

Điều dưỡng

 

 

2. MỘT NGÀY TRƯỚC KHI BÁC SĨ MẮT KHÁM ROP

 

Xác định những trẻ sơ sinh tại NICU có tuổi thai khi sinh > 33 tuần cân nặng khi sinh > 1800g, nhưng vẫn cần khám mắt

Bác sĩ NICU/sơ sinh

Bổ sung thông tin về các trẻ này vào lịch khám

Điều dưỡng

 

 

3. NGÀY KHÁM MẮT:

 

- 2 giờ trước khi khám mắt: Xác định những trẻ sẽ được khám

- Điền thông tin hành chính vào phiếu khám mắt/ sổ theo dõi/ máy tính

Điều dưỡng

 

 

Trước khi khám 30 - 45 phút, tra giãn đồng tử cả hai mắt bằng thuốc Mydrin - P, 3 lần, cách nhau 5 phút.

Điều dưỡng

 

 

Hỗ trợ bác sĩ mắt trong khi khám, theo dõi trẻ

Điều dưỡng, bác sĩ NICU/sơ sinh

 

 

Ghi kết quả khám vào phiếu khám/hồ sơ bệnh án, bao gồm lịch hẹn tái khám/điều trị cần thiết.

Bác sĩ CK Mắt

 

 

Nhập dữ liệu về trẻ vào file/sổ theo dõi

Bác sĩ CK Mắt

 

 

Thông báo kết quả khám cho cha/mẹ trẻ

Bác sĩ CK Mắt/Bác sĩ NICU/sơ sinh

Đánh dấu tên của những trẻ đã được khám vào lịch khám (dùng bút màu đánh dấu để người khác có thể dễ dàng nhận biết

Điều dưỡng

Ghi tên trẻ vào ngày hẹn tái khám

Điều dưỡng - theo yêu cầu của bác sĩ CK Mắt

 

 

4. TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN:

 

Đưa cho cha/mẹ trẻ phiếu hẹn tái khám có số điện thoại và người chịu trách nhiệm về khám mắt của phòng NICU

Điều dưỡng

 

 

5. TRẺ XUẤT VIỆN TRƯỚC KHI KHÁM LẦN ĐẦU:

 

 

 

Trước ngày khám: Liên hệ với cha/mẹ những trẻ đã xuất viện trước lần khám đầu mang trẻ đến khám

Điều dưỡng/cán bộ xã hội/thư ký dự án

 

 

6. NHỮNG TRẺ KHÔNG ĐẾN KHÁM:

 

 

 

Kiểm tra kết quả khám lần trước và quyết định ngày trẻ cần khám

Bác sĩ CK Mắt thông báo cho điều dưỡng

Bổ sung tên trẻ vào lịch khám tuần tiếp theo (hoặc sớm hơn nếu trẻ có dấu hiệu bệnh đang tiến triển trong kết quả khám lần trước)

Điều dưỡng

Liên hệ với cha/mẹ trẻ mang trẻ đến khám

Điều dưỡng/cán bộ xã hội/thư ký

 

 

7. TRẺ CẦN ĐIỀU TRỊ:

 

Thông báo cho cha/mẹ trẻ về phương pháp điều trị và kết quả điều trị có thể đạt được

Bác sĩ CK Mắt

 

 

Thông báo cho Bác sĩ NICU/sơ sinh biết về kế hoạch điều trị

Bác sĩ CK Mắt

Thông báo cho bác sĩ gây mê về kế hoạch điều trị

Bác sĩ NICU/sơ sinh

Bố trí địa điểm, thời gian, điều trị và phương pháp gây mê

Bác sĩ NICU/sơ sinh, Bác sĩ mắt, bác sĩ gây mê

8. TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ

 

 

 

Có sự đồng ý bằng văn bản của cha/mẹ trẻ

Bác sĩ NICU/sơ sinh

Tra giãn đồng tử 30 phút trước khi điều trị

Điều dưỡng

 

 

9. SAU KHI ĐIỀU TRỊ

 

Ghi ngày khám/theo dõi sau điều trị vào lịch khám

Bác sĩ CK mắt

Ghi ngày khám/theo dõi vào phiếu hẹn

Đưa phiếu hẹn cho cha/mẹ trẻ

Điều dưỡng

Cấp hoặc kê đơn/mua thuốc tra mắt sau phẫu thuật cho cha/mẹ trẻ

Hướng dẫn cha/mẹ cách tra mắt cho trẻ

Bác sĩ CK mắt

 

 

10. GIỚI THIỆU CHUYỂN TUYẾN:

 

Ở những đơn vị chưa tổ chức điều trị cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn tiền ngưỡng

Bác sĩ CK mắt

Giới thiệu trẻ đến Bác sĩ nhãn nhi và/hoặc đến cơ sở tập nhược thị theo chỉ định

Bác sĩ CK mắt

Ghi chú

Mầu tím: Chỉ nhiệm vụ của Bác sỹ sơ sinh

Mầu vàng: Chỉ nhiệm vụ của điều dưỡng sơ sinh

Mầu xanh: Chỉ nhiệm vụ của Bác sỹ chuyên khoa (CK) Mắt

4- Quản lý Hồ sơ

  • Trẻ sinh non thuộc nhóm nguy cơ bị bệnh cần có sổ nhật ký khám mắt, điều dưỡng sơ sinh ghi tên vào sổ và lên lịch khám ngay từ khi nhập viện để không bị bỏ sót.
  • Phòng khám mắt cho trẻ sinh non cần có 1 sổ theo dõi khám Bệnh võng mạc trẻ đẻ non và phiếu khám (phụ lục III)
  • Tất cả các trẻ sinh non được khám sàng lọc lần đầu cần được ghi danh sách và có mã số bệnh nhân (có thể quản lý qua phần mềm thống kê của Bệnh viện). Bằng cách này sẽ tính được số trẻ sinh non được khám sàng lọc Bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Kết quả của các lần khám được ghi rõ để theo dõi được cả quá trình. Điều dưỡng chuyên khoa mắt có thể phụ giúp bác sĩ vào số liệu của bệnh nhân.
  • Mỗi bệnh nhân sẽ có 1 phiếu theo dõi và hẹn khám lại. Phiếu này được thiết kế ngắn gọn, cho nhiều lần khám. Bác sĩ sẽ ghi kết quả của lần khám trước và hẹn thời gian khám lại để theo dõi tiến triển của bệnh (phụ lục V)

5- Theo dõi và đánh giá

  • Tỷ lệ trẻ sinh non được sàng lọc trên tổng số trẻ sinh non có tại đơn vị
  • Tỷ lệ trẻ sinh non có dấu hiệu tổn thương võng mạc trên tổng số trẻ sinh non được khám
  • Tỷ lệ trẻ sinh non được điều trị trên tổng số trẻ sinh non có dấu hiệu Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non và trên tổng số trẻ sinh non được khám sàng lọc
  • Tỷ lệ trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non được điều trị laser có kết quả tốt trên tổng số trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non được điều trị.
  • Tỷ lệ trẻ sinh non điều trị muộn ở giai đoạn 4, 5 trên tổng số trẻ được điều trị
  • Tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ đến khám bệnh võng mạc trẻ đẻ non được tư vấn về phòng bệnh và điều trị
  • Tỷ lệ trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã điều trị được khám lại sau 3 tháng, 6 tháng, hàng năm

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202107132582_QD-BYT_145851.doc .....(xem tiếp)

  • Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non
  • Hướng dẫn khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • Tổ chức quản lý bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • Phân loại quốc tế về bệnh võng mạc trẻ đẻ non
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ACID PARA – AMINOBENZOIC

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hướng chăm sóc

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Rách gân cơ bụng chân hoặc cơ gan chân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bệnh tâm thần phân liệt
    chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên khỏe mạnh
    Tiên lượng vấn đề đau thắt lưng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space