Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Mụn trứng cá

(Tham khảo chính: 75/QĐ-BYT )

  1. CĂN NGUYÊN, BỆNH SINH
    1.1. Hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.
    1.2. Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá
    - Tuổi: 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần.
    - Giới: tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1.
    - Yếu tố gia đình: 50% có tiền sử gia đình.
    - Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen.
    - Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều…
    - Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.
    - Chế độ ăn: sô-cô-la, đường, bơ, cà phê…
    - Các bệnh nội tiết: Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang…
    - Thuốc: corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron), lithium…
    - Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.
    2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
    2.1. Trứng cá thể thông thường (acne vulgaris):
    Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại. Sau đó, tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe. Vị trí: mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực.
    2.2. Các thể lâm sàng trứng cá nặng
    - Trứng cá dạng cục, dạng kén: hay gặp ở nam. Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Ví trị thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.
    - Trứng cá bọc (acne conglobata): là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng. Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm.
    - Trứng cá tối cấp (trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét): đột ngột sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các tổn thương trứng cá.
    3. CHẨN ĐOÁN
    3.1. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng: mụn cám, sẩn, mụn mủ, mụn bọc, nang, tập trung chủ yếu ở vùng tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.
    3.2. Chẩn đoán phân biệt: viêm nang lông, giang mai 2 dạng trứng cá, dày sừng quanh nang lông, á lao sẩn hoại tử
    4. ĐIỀU TRỊ
    4.1. Mục tiêu
    - Chống tiết nhiều chất bã
    - Chống dày sừng cổ tuyến bã
    - Chống nhiễm khuẩn
    4.2. Thuốc điều trị
    Thuốc bôi tại chỗ
    - Retinoid: tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm… Tác dụng phụ: khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng…thường trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.
    - Benzoyl peroxid: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng, chống viêm và tiêu nhân mụn. Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng.
    - Kháng sinh: dung dịch tan trong cồn (ví dụ clindamycin và erythromycin) hoặc gel và lotion để làm giảm kích thích da. Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ erythromycin 3% với benzoyl peroxid 5% hay clindamycin 1% với benzoyl peroxide 5%).
    - Acid azelaic: tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn. Tác dụng phụ: ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.
    - Lưu ý: có thể phối hợp các loại thuốc bôi nếu bệnh dai dẳng hay tái phát (không phối hợp các chế phẩm thuộc nhóm cyclin với retinoid).
    Thuốc dùng toàn thân
    - Kháng sinh
    + Doxycyclin: 100 mg/ngày x 30 ngày sau đó 50 mg/ngày x 2-3 tháng.
    + Tetracyclin 1,5 g x 8 ngày hoặc 0,25 g/ngày x 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi).
    + Trường hợp không có chỉ định của nhóm cycline, có thể dùng kháng sinh nhóm macrolide thay thế. Tác dụng phụ: thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng (tetracyclin, doxycyclin), rối loạn tiêu hóa (erythromycin).
    - Isotretinoin: ức chế sự sản xuất chất bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng. Liều dùng: tấn công: 0,5-1 mg/kg/ngày x 4 tháng. Duy trì: 0,2-0,3 mg/kg/ngày x 2-3 tháng. Tác dụng phụ: khô da, bong da, môi, loét miệng, kích thích mắt. Lưu ý: không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, cho con bú vì nguy cơ gây quái thai. Dùng phối hợp với tetracyclin làm tăng áp lực nội sọ, gây u. Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.
    - Hormon: thuốc đối kháng androgen có nguồn gốc tự nhiên. Cách dùng: vỉ 21 viên, bắt đầu uống viên đầu tiên khi có hành kinh, mỗi ngày uống 1 viên, nghỉ 7 ngày. Thời gian dùng thuốc từ 3-6 tháng. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa
    5. TƯ VẤN
    - Hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm halogen, corticoid.
    - Rửa mặt bằng xà phòng.
    - Ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán.
    - Tránh làm việc quá sức, stress tâm lý.
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu số 75/QĐ-BYT năm 2015.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Nhọt
  • Mụn trứng cá
  • Viêm da tiếp xúc do côn trùng
  • Viêm nang lông
  • Bệnh hạt cơm
  • Bệnh mày đay
  • Bệnh zona
  • Lang ben
  • Viêm da cơ địa
  • Bệnh ghẻ
  • Bệnh da do nấm sợi
  • hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu
  • Hội chứng bong vảy da do tụ cầu
  • Bệnh lao da
  • Bệnh Phong
  • Lang ben
  • Bệnh da và niêm mạc do candida
  • Nấm tóc
  • Nấm móng
  • Viêm da tiếp xúc do côn trùng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên nhân

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    DIAZEPAM

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thời gian được bảo vệ khi tiêm vaccine?

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng Wellen (ECG Ví dụ 3)
    Tài liệu tham khảo
    Tính chuyên nghiệp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space