Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quản lí sức khỏe trong y học gia đình

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

5.1. Lợi ích của quản lí sức khỏe
Y học gia đình là sự kết hợp giữa y học lâm sàng, y học dự phòng, tâm lý học và khoa học hành vi. Với sáu nguyên lý là chăm sóc sức khỏe liên tục, chăm sóc sức khỏe toàn diện, chăm sóc sức khỏe phối hợp, dự phòng và nâng cao sức khỏe, hướng gia đình và hướng cộng đồng, mô hình y học gia đình đã chứng tỏ hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao với mức chi phí hợp lý và khả năng dễ tiếp cận. Công việc của BSGĐ khác với công việc của các bác sĩ trong bệnh viện, họ là người đầu tiên tiếp xúc với người dân/ người bệnh và nếu họ làm tốt công việc của mình thì chi phí cho người bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều. Ở những nước tiên tiến, BSGĐ có thể xử lí đến hơn 90% bệnh tật. Sự can thiệp sớm trong điều trị là giải pháp an toàn nhất để tránh các biến chứng và di chứng về sau.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh lợi ích của việc quản lý sức khỏe trong y học học gia đình như góp phần tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa và tử vong sơ sinh... Quản lí sức khỏe theo mô hình y học gia đình là cách hiệu quả giảm tải cho các bệnh viện, đã được chứng minh tại nhiều nước tiên tiến. Và khi đó các bệnh viện sẽ có thời gian khám chữa bệnh cho các ca bệnh nặng đúng với vai trò chuyên sâu, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Quản lý sức khỏe trong y học gia đình giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật xảy ra đồng thời trên một người bệnh; chăm sóc toàn diện, liên tục từng cá thể, cả gia đình trong suốt thời kỳ ốm đau, giai đoạn phục hồi, khi khỏe mạnh; phát hiện các vấn đề sức khỏe của người bệnh ở giai đoạn sớm; xử lí các tình huống phức tạp về tâm lý và các yếu tố xã hội cho người bệnh. Với các vấn đề ngoài khả năng, bác sĩ gia đình có trách nhiệm lựa cho các bác sĩ chuyên khoa khác phù hợp hơp, để tiếp tục chăm sóc cho bệnh nhân. Các thầy thuốc chuyên khác khác sẽ phối hợp với bác sĩ gia đình cùng chăm sóc sức khỏe để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và tiết kiệm nhất.
5.2 Vai trò của thông tin trong quản lí sức khỏe
Những thông tin cần thiết:
Những nhóm thông tin trực tiếp liên quan đến quản lý sức khỏe:
-    Các vấn đề sức khỏe mà người dân/ người bệnhtừng trải qua, kể cả sự hiểu biết, mối quan tâm, sự ưa thích, niềm tin, hành vi của họ.
-    Tiền sử tiêm chủng, và sự quản lý sức khỏe trước đây của người dân/ người bệnh, hiệu quả và những trở ngại khi thực hiện quá trình quản lý đó.
-    Tình trạng sức khỏe cả về thể chất lẫn tình thần hiện tại của người dân/ người bệnh. Điều kiện sống và làm việc của người dân/ người bệnh.
-    Các nguy cơ, rủi ro của liệu pháp điều trị hiện tại, nguyên nhân có thể gây ra những nguy cơ này để chú ý trong giám sát và quản lí điều trị.
-    Kế hoạch điều trị có sự tham gia của người bệnh.
Duy trì thông tin giữa thầy thuốc và người bệnh:
Trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin, như điện thoại, email, bệnh án điện tử đã tạo điều kiện rất tốt về thông tin cho quản lí sức khỏe trong y học gia đình. Điều quan trọng là thông tin trực tiếp của thầy thuốc đối với người dân/ người bệnh, để tránh sự lầm lẫn và sai lạc thông tin, vốn rất dễ xảy ra với người bệnh ngoại trú. Bác sĩ gia đình có lợi thế nhất trong duy trì thông tin trực tiếp, cần chú ý:
-    Trả lời câu hỏi tại sao lại cần sử dụng liệu pháp cụ thể này, thời gian, kết quả thực tế đạt được cho mỗi tình trạng sức khoẻ cụ thể.
-    Thông tin xác định, giải quyết và ngăn ngừa các vấn đề :
•    Sự phù hợp: liệu pháp đã phù hợp chưa, có thể bỏ các dịch vụ không cần thiết, thêm các dịch vụ cần để đạt mục tiêu sức khỏe nhưng hiện chưa có.
•    Hiệu quả: giúp xác định liệu pháp hiệu quả nhất cho người dân/ người bệnh cụ thể, điều chỉnh liệu pháp để đạt hiệu quả điều trị theo yêu cầu.
 
•    Sự an toàn: giảm nguy cơ chăm sóc và xử lí không thích hợp cũng như sự quá khác biệt trong chăm sóc giữa các bác sĩ.
•    Tuân thủ điều trị: tăng sự sẵn sàng của người dân/ người bệnh trong tuân thủ điều trị.
-    Ghi chép và đánh giá kết quả thực tế của liệu pháp điều trị: ghi chép lại mục tiêu sức khỏe của từng người dân/ người bệnh và các kết quả thu được trên thực tế với liệu pháp chăm sóc đã dùng, các kết quả xét nghiệm thay đổi theo liệu pháp chăm sóc.
-    Tạo cơ hội hỗ trợ người dân/ người bệnh tham gia vào các quyết định trong sử dụng liệu pháp, tuân thủ điều trị, lưu giữ thông tin..
-    Cung cấp các thông tin cơ bản và phù hợp về liệu pháp điều trị từng người dân/
người bệnh hoặc người chăm sóc, để cùng tham gia quản lí.
5.3 Vai trò của quản lí sức khỏe
Quản lí sức khỏe trong y học gia đình là một trong các dịch vụ y tế, góp phần quan trọng trong duy trì CSSK liên tục cho người dân/ người bệnh. Việc quản lí sức khỏe cần có sự tham gia của đội chăm sóc đa ngành với hạt nhân là BSGĐ. Cần:
•    Xác định những người dân/ người bệnh đã không đạt được mục tiêu sức khỏe
•    Ghi nhận được lịch sử và trải nghiệm các dịch vụ y tế của người dân/ người bệnh, sự ưa thích và niềm tin của họ về dịch vụ y tế.
•    Đánh giá từng dịch vụ đã dùng về: sự phù hợp, hiệu lực, tính tiện lợi,...
•    Kế hoạch quản lí với từng bước cụ thể, bao gồm cả sự điều chỉnh để có thể đạt được mục tiêu tối ưu.
•    Người dân/ người bệnh hoặc người nhà chấp thuận, hiểu rõ và tham gia với kế hoạch này
•    Có thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe hiện tại và mục tiêu sức khỏe cần
đạt được.
•    Đánh giá, giám sát là cần thiết để xác định hiệu quả của sự điều chỉnh, và có thể khuyến nghị điều chỉnh tiếp tục để đạt được kết quả tối ưu.
•    Quản lí sức khỏe trong y học gia đình cần sự tham gia của nhiều thành viên như bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ,… Mỗi thành viên có vai trò nhất định và cần phối hợp chặt chẽ để cùng người dân thực hiện kế hoạch CSSK.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Các bước xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe
  • Nguyên tắc lập kế hoạch
  • Quy trình quản lí sức khỏe trong y học gia đình
  • Quản lí sức khỏe trong y học gia đình
  • Hồ sơ quản lí sức khỏe cá nhân
  • Kết luận
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị

    3127/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh bệnh tâm thần

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số kỹ thuật di chuyển người bệnh an toàn

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Quy trình cấp cứu ngưng tim ngưng thở ở trẻ em
    Kỹ năng giải thích
    Các thể suy dinh dưỡng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space