Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

5.1. Điều trị thiếu sắt:

5.1.1. Điều trị bệnh: dựa vào việc cung cấp chất sắt, trong đa số các trường hợp bằng đường uống, dưới dạng muối hữu cơ: fumarate (33% sắt kim loại), gluconate (10% sắt kim loại), với liều từ 5mg-10mg sắt kim loại/kg/ngày, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn, trong thời gian 2 tháng ( chỉ có 20 % lượng sắt cho vào được hấp thu. Tiếp tục 1-2 tháng sau khi Hb trở lại bình thường. Không nên ngưng dùng thuốc dù phân có màu đen hoặc xuất hiện rối loạn tiêu hóa.

_Sulfate ferreux: rẻ nhất, hấp thu tốt nhất nhưng không dùng ở trẻ em vì gây ngộ độc.

_ Vitamin C làm tăng hấp thu sắt nhưng không nhất thiết sử dụng phối hợp trong điều trị thiếu sắt.

Sự gia tăng hồng cầu non được ghi nhận vào ngày thứ 3 sau điều trị, tối đa vào ngày thứ 10 đánh giá sự hiệu quả của thuốc và lượng huyết sắc tố trở về bình thường sau 1 tháng, Frerritine trở về bình thường sau 2 tháng.

Sắt dùng đường tiêm bắp rất hạn hữu, chỉ dùng trong những trường hợp thiếu máu nặng, kém hấp thụ ở ruột (nguy cơ: chọc phản vệ, sốt, sậm da), không thể dùng qua đường uống. Tiêm bắp, liều 2 mg/kg, 1 tuần 2 lần.

 

5.1.2. Điều trị dự phòng: là chủ yếu. Bắt đầu lúc thai kỳ bằng cách cho người mẹ tương lai uống một cách dễ dàng.

Trẻ thiếu tháng song sinh và trẻ suy dinh dưỡng bào thai là nhóm trẻ có nguy cơ cao và phải được theo dõi về phương diện này 1 cách kỹ lưỡng, và cho sắt: 5-10mg là đủ. Chế độ ăn cũng rất quan trọng: trong những tháng đầu, sữa mẹ cung cấp sắt dưới dạng dễ hấp thu. Sau đó chế độ ăn dặm không đủ cung cấp: thịt cung cấp sắt dưới dạng hấp thu tốt nhưng trứng và hoa quả không cung cấp được nhiều chất sắt. Nên cho thêm chất sắt vào sữa pha chế công nghiệp.

5.2. Điều trị các nguyên nhân khác của thiếu sắt:

_ Trong thiếu máu do mất chất sắt nên điều trị thiếu sắt bên cạnh điều trị nguyên nhân chính.

_ Trong thiếu máu do nhiễm trùng, không cần điều thiếu sắt.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20210221thieumauthieusat.doc .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Chẩn đoán lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Điều trị
  • tài liệu tham khảo
  • báo cáo
  • Mục tiêu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các thăm dò đặc hiệu giúp chẩn đoán

    2248/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đục thủy tinh thể

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    NGUYÊN LÝ CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

    Cô Võ Kim Ngân.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM CÂN GAN CHÂN
    168
    chamilo - chat
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space