Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đại cương

(Tham khảo chính: ICPC )

1.1. Rất thường gặp trong nhi khoa, đây là loại thiếu máu thường gặp nhất ở trẻ nhủ nhi.

 

1.2. Sinh lý học của biến dưỡng sắt ở trẻ em.

1.2.1. Dự trữ sắt trong cơ thể:

_ Lúc mới sanh, lượng sắt dự trữ trong cơ thể khoảng 250 mg (sắt trong huyết cầu: 175mg, sắt trong mô: 15mg, sắt dự trữ: 35-50mg) =70-80mg/kg và được cung cấp từ mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng sắt dự trữ chỉ cung cấp đủ cho 4 tháng đầu, cần được cung cấp thêm do cơ thể đang tăng trưởng và sự tạo máu rất mạnh trong năm đầu.

_ Lúc 4 tháng tuổi: khoảng 40-45mg/kg. Sắt dự trữ giúp cho sự tạo máu bình thường, phần được cung cấp qua thức ăn còn hạn chế.

_ Lúc 1 tuổi: 400-500mg; lượng sắt dự trữ tăng nhanh do sự cung cấp đầy đủ qua thức ăn ở giai đoạn mà hiện tượng tạo máu hoạt động mạnh bắt đầu từ tháng thứ 6.

 

1.2.2. Cung cấp sắt qua thức ăn;

_ 1 lít sữa mẹ chứa 1mg sắt (hấp thụ 50%)

_ 1 lít sữa bò và sữa công nghiệp chứa: 0.5mg-1.4mg (hấp thu 10-20%).

Sắt nguồn gốc thực vật ít được hấp thu hơn sắt từ nguồn gốc động vật.

 

1.2.3. Nhu cầu sắt khoảng 0.07mg/kg/24 giờ đến 2 tuổi.

 

1.3. Sinh lý bệnh học:

1.3.1. Thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất trong các loại thiếu máu từ tháng thứ 6 đến 2 tuổi.

Nguyên nhân:

_ Dự trữ sắt thiếu do: sanh non, sanh đôi, xuất huyết lúc thai kỳ ở người mẹ và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, sanh đầy.

_ Do sự mất cân bằng cung-cầu: trong trường hợp trẻ lớn nhanh, nơi trẻ sơ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh đủ tháng suy dinh dưỡng.

_ Do cung cấp không đầy đủ: chế độ ăn không cân bằng, thiếu đạm động vật, nhiều đường và bột, rối loạn hấp thu sắt ở ruột do tiêu chảy (bệnh Coeliaque, không dung nạp đạm từ sữa bò, bệnh Mucoviscidose, bệnh đường ruột xuất tiết).

 

1.3.2. Trong 1 số ít trường hợp, nguy cơ làm nặng thêm tình trạng thiếu sắt như:

_ Mất chất sắt, qua đường tiêu hóa, do chảy máu lượng ít nhưng kéo dài, thường không rõ ràng (nghĩ đến viêm thực quản, u máu thành ruột, giun móc)

_ Do tiêu thụ nhiều chất sắt: trong các tình trạng viêm nhiễm kéo dài: nhiễm trùng mãn tính ở tai mũi họng, đường tiểu, đường hô hấp, bệnh toàn thân như bệnh tạo keo (collagénose).

 

 1.3.3. Ở trẻ gái lớn : do mất máu qua kinh nguyệt.

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20210221thieumauthieusat.doc .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Chẩn đoán lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Điều trị
  • tài liệu tham khảo
  • báo cáo
  • Mục tiêu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    người bệnh làm trung tâm

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị mụn trứng cá thông thường

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phối hợp với siêu âm

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phát hiện sớm - can thiệp sớm trẻ khuyết tật vận động
    Xử trí một số cấp cứu thường gặp tại cộng đồng
    Tổng quan về thai kỳ nguy cơ cao_W84
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space