Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị dự phòng viêm gan b bùng phát khi điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hay hóa trị liệu

(Trở về mục nội dung gốc: 3310/QĐ-BYT )

Điều trị dự phòng viêm gan b bùng phát khi điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hay hóa trị liệu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

  1. Trường hợp nguy cơ cao (nguy cơ tái hoạt viêm gan > 10%)

- Người bệnh dùng thuốc làm suy giảm tế bào B (ví dụ: rituximab, ofatumumab) có HBsAg dương tính hoặc âm tính nhưng anti-HBc dương tính: dự phòng bằng thuốc kháng vi rút ít nhất trong 12 tháng sau khi ngừng điều trị ức chế miễn dịch

- Người bệnh HBsAg dương tính dùng dẫn xuất anthracyline (ví dụ: doxorubicin, epirubicin) hoặc dùng corticosteroids liều trung bình (10-20mg prednisone hàng ngày hoặc tương đương) hoặc liều cao (> 20mg prednisone hàng ngày hoặc tương đương) hàng ngày kéo dài trên 4 tuần: dự phòng bằng thuốc kháng vi rút ít nhất trong 6 tháng sau khi ngừng điều trị ức chế miễn dịch

  1. Trường hợp nguy cơ trung bình (nguy cơ tái hoạt viêm gan 1-10%)

- Người bệnh có HBsAg dương tính hoặc âm tính nhưng anti-HBc dương tính dùng thuốc ức chế TNF-cx (ví dụ: etanercept, adalimuma, certolizumb, infliximab) hoặc dùng thuốc ức chế cytokine hoặc integrin khác (ví dụ: abatacept, ustekinumab, natalizumb, vedolizumab) hoặc thuốc ức chế tyrosine kinase (ví dụ: imatinib, nilotinib): dự phòng bằng thuốc kháng vi rút ít nhất trong 6 tháng sau khi ngừng điều trị ức chế miễn dịch

- Người bệnh có HBsAg dương tính dùng liều thấp corticosteroids (< 10mg prednisone/ngày hoặc tương đương) hàng ngày kéo dài hơn 4 tuần. Người bệnh có HBsAg dương tính hoặc âm tính nhưng anti-HBc dương dùng liều corticosteroid vừa phải (10-20mg prednisone/ngày hoặc tương đương) hoặc liều cao (> 20mg prednisone/ngày hoặc tương đương) hàng ngày kéo dài hơn 4 tuần hoặc người bệnh có anti-HBc dương tính có dùng dẫn xuất anthracycline (ví dụ: doxorubicin, epirubicin): dự phòng bằng thuốc kháng vi rút ít nhất trong 6 tháng sau khi ngừng điều trị ức chế miễn dịch.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 3310/QĐ-BYT

  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • điều trị thuốc kháng vi rút
  • Các trường hợp thất bại điều trị với thuốc kháng virút
  • Phòng lây truyền từ mẹ sang con
  • Phòng bệnh không đặc hiệu
  • Chẩn đoán các giai đoạn của nhiễm hbv mạn
  • Đánh giá các giai đoạn độ xơ hóa gan
  • Điều trị dự phòng viêm gan b bùng phát khi điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hay hóa trị liệu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị cụ thể

    5186/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giãn phế quản

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    tư vấn, đánh giá bệnh nhân bị viêm gan c mạn

    Trần Thị Khánh Tường.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phân tích biến cố y khoa quan trọng YC22
    Xử trí cơn COPD nặng
    164
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space