Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tràn dịch màng phổi một bên

(Trở về mục nội dung gốc: CME )

Tràn dịch màng phổi lành tính

Loại tràn dịch màng phổi một bên thường được chú ý nhiều hơn loại tràn dịch màng phổi hai bên và yêu cầu cần phải làm thêm các cận lâm sàng sâu hơn để loại trừ nguyên nhân ác tính. Những nguyên nhân lành tính thường gặp gồm nhiễm trùng và nhồi máu phổi. Những nguyên nhân này có thể không được xác định rõ ràng nếu chỉ với một phim X-quang ngực, hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
-Tràn dịch màng phổi do nhiễm trùng thường có hình ảnh đông đặc nhìn thấy rõ ngay phía trên tràn dịch hoặc bất cứ nơi nào trên phim X-quang ngực.
-Nhồi máu phổi có thể đi kèm với đông đặc và hình ảnh kinh điển là “hình cái nêm”. Tuy nhiên, hình ảnh này rất hiếm gặp và phần lớn phim X-quang ngực đối với tổn thương này là bình thường. Trong chấn thương cũng có hình ảnh tràn máu màng phổi và thường phải phối hợp với lâm sàng như: gãy các xương sườn kế cận hoặc tràn khí màng phổi. Mủ màng phổi cũng có thể gây tràn dịch màng phổi khu trú nhưng thường tách biệt, cố định, lan rộng hướng lên đỉnh và không bao giờ chiếm hết khoang màng phổi nhưng thường biểu hiện ở ngoại vi. Chúng thường kết hợp với dày màng phổi, thường chỉ đánh giá chính xác trên siêu âm và CT scan. Những nguyên nhân thường gặp khác gây tràn dịch màng phổi lành tính một bên và thường ở bên phổi trái như: viêm tuỵ, sau phẫu thuật bypass ở tim. Trong những trường hợp sau mổ bypass ở tim thì hình ảnh tràn dịch màng phổi có thể kéo dài đến vài tuần sau mổ và trong dày màng phổi thường tiết dịch dai dẳng hơn. Nguyên nhân ít gặp hơn gồm hội chứng Meigs (nang buồng trứng + tràn dịch màng phổi bên trái) và hội chứng “móng vàng”.

Tràn dịch màng phổi phải với đông đặc vùng giữa của phổi phải
 

Mủ màng phổi. Màng phổi mờ, tăng đậm độ. Điều này sẽ tiến triển lên trên ở nửa bên ngực (vì nó bị ngăn lại) và sẽ không chiếm hết khoang màng phổi
 

Tràn dịch màng phổi ác tính

Tràn dịch màng phổi một bên thường phản ánh đến một bệnh lý ác tính do đó nếu chưa có bằng chứng tràn dịch màng phổi do nhiễm trùng hoặc nhồi máu thì cần theo dõi sát hoặc cần thêm những cận lâm sàng khác để chẩn đoán. Trong tràn dịch màng phổi lượng vừa hoặc lượng nhiều nên chọc dịch dẫn lưu màng phổi và thực hiện chụp phim X-quang ngực thẳng lần hai hoặc chụp CT scan. Dẫn lưu thoát dịch cho phép xác định các bệnh lý nền ở phổi và màng phổi bị che mờ bởi tràn dịch. Tràn dịch màng phổi ác tính có thể có biểu hiện giống như một trường hợp lành tính, nhưng có một số dấu hiệu hình ảnh học gợi ý đến chẩn đoán ác tính.
-Mất thể tích phổi kèm theo tràn dịch cần nghĩ nhiều đến bệnh ác tính cho tới khi xác định được nguyên nhân khác. Điều này gây ra bởi sự thay đổi cấu trúc màng phổi so với bình thường, mà nguyên nhân có thể do ung thư di căn màng phổi hoặc bệnh ác tính tại màng phổi ví dụ như ung thư trung biểu mô màng phổi (mesothelioma).
-Tổn thương dạng khối ở màng phổi hoặc dày thành màng phổi cũng có thể là ác tính nếu có sự hiện diện di căn phổi hoặc xương.

hình ảnh tràn dịch màng phổi 1 bên, sau khi dẫn lưu cho thấy khối u

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: CME

  • Tổng quan
  • Tràn dịch màng phổi một bên
  • Tràn dịch màng phổi 2 bên
  • Mục tiêu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phác đồ sử dụng adrenaline trong sốc phản vệ

    51/2017/TT-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau bụng cấp người lớn_D06

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bệnh lý lành tính tuyến vú
    Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV
    Chưa đặt tên
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space