Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát, các yếu tố nguy cơ tim mạch, biến chứng và tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp

(Tham khảo chính: 3192/QĐ-BYT)

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát

cần chú ý tìm kiếm nguyên nhân trong các trường hợp như THA ở tuổi trẻ (dưới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính)

- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viên thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.

- Hẹp động mạch thận.

- U tủy thượng thận (Pheocromocytome).

- Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn).

- Hội chứng Cushing’s.

- Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.

- Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mũi …).

- Hẹp eo động mạch chủ.

- Bệnh Takayasu.

- Nhiễm độc thai nghén.

- Ngừng thở khi ngủ.

- Yếu tố tâm thần …

Các yếu tố nguy cơ tim mạch

- Tăng huyết áp.

- Rối loạn lipid máu.

- Đái tháo đường.

- Có microalbumin niệu hoặc mức lọc cầu thận ước tính < 60 ml/ph.

- Tuổi (nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi).

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam trước 55, nữ trước 65 tuổi).

- Thừa cân/béo phì; béo bụng.

- Hút thuốc lá, thuốc lào.

- Uống nhiều rượu, bia.

- Ít hoạt động thể lực.

- Stress và căng thẳng tâm lý.

- Chế độ ăn quá nhiều muối (yếu tố nguy cơ đối với THA), ít rau quả …

Biến chứng của tăng huyết áp hoặc tổn thương cơ quan đích do THA

- Đột quị, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh.

- Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay siêu âm tim), suy tim.

- Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.

- Bệnh mạch máu ngoại vi.

- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị.

- Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận …

Các xét nghiệm tìm tổn thương cơ quan đích, nguyên nhân tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch

- Xét nghiệm thường quy:

o Sinh hóa máu: đường máu khi đói; thành phần lipid máu (Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, Triglycerid); điện giải máu (đặc biệt là kali); axít uric máu; creatinine máu.

o Huyết học: Hemoglobin and hematocrit.

o Phân tích nước tiểu (albumine niệu và soi vi thể).

o Điện tâm đồ.

- Xét nghiệm nên làm (nếu có điều kiện):

o Siêu âm Doppler tim

o Siêu âm Doppler mạch cảnh.

o Định lượng protein niệu (nếu que thử protein dương tính).

o Chỉ số huyết áp mắt cá chân/cánh tay (ABI: Ankle Brachial Index).

o Soi đáy mắt.

o Nghiệm pháp dung nạp glucose.

o Theo dõi huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).

o Đo vận tốc lan truyền sóng mạch …

- Xét nghiệm khi đã có biến chứng hoặc để tìm nguyên nhân:

o Định lượng renin, aldosterone, corticosteroids, catecholamines máu/niệu.

o Chụp động mạch.

o Siêu âm thận và thượng thận.

o Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ …

  • Chế độ ăn tốt cho tim mạch đối với bệnh nhân Tăng huyết áp
  • Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát, các yếu tố nguy cơ tim mạch, biến chứng và tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Thất bại điều trị ARV

    5456/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cách xử trí tại nhà

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mở đầu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kết quả dự kiến
    Cơ hoành
    1482
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space