Bảng 3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phương pháp
|
Thực hiện
|
Đo các chỉ số nhân trắc
|
Đo cân nặng, chiều cao của trẻ.
|
Đo chu vi vòng cánh tay.
|
Đo chu vi vòng đầu.
|
Tra cứu bảng chiều cao, cân nặng theo tuổi của WHO để nhận định về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
|
Sử dụng biểu đồ tăng trưởng.
|
Khám và nhận biết các triệu chứng lâm sàng
|
Nhận biết các dấu hiệu thiếu vi chất: sắt, vitamin D, canxi.
|
Nhận biết dấu hiệu phù dinh dưỡng.
|
Nhận biết dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt.
|
Phương pháp nhân trắc học
Đối với trẻ em dưới 24 tháng tuổi, hiện nay nhận định TTDD chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau: Cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều dài theo tuổi (CD/T), cân nặng theo chiều dài (CN/CD).
- CN/T: phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng nói chung và tốc độ phát triển của trẻ, tuy nhiên không phân biệt được cấp tính hay mạn tính.
- CD/T: phản ánh tiền sử dinh dưỡng (Suy dinh dưỡng (SDD) kéo dài hoặc trong quá khứ).
- CN/CD: là chỉ số đánh giá TTDD ở hiện tại, phản ánh SDD cấp.
Bảng 4. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo z-score nhân trắc (WHO 2006)
Chỉ số Z-score
|
CN/T
|
CD/T
|
CN/CD
|
<-3 SD
|
Nhẹ cân nặng
|
Thấp còi nặng
|
Gầy còm nặng
|
-3SD ≤Z-score < -2SD
|
Nhẹ cân vừa
|
Thấp còi vừa
|
Gầy còm vừa
|
-2SD ≤Z-score ≤ +2SD
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Bình thường
|
> +2SD
|
Thừa cân
|
|
Thừa cân
|
> +3SD
|
Béo phì
|
|
Béo phì
|
Chú ý:
- Tính tuổi trẻ theo tháng: Kể từ khi sinh tới 29 ngày được coi là 0 tháng tuổi; kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (30 ngày đến 59 ngày) được coi là 1 tháng tuổi; tương tự, kể từ ngày trẻ tròn 12 tháng đến 12 tháng 29 ngày vẫn được coi là 1 tuổi hoặc 12 tháng.
- Ngoài ra còn sử dụng chu vi vòng cánh tay (đối với trẻ 6 đến 59 tháng) để chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính
- Khuyến nghị các thời điểm cân đo: < 12 tháng cân đo 1 tháng/lần, >1 tuổi: 2 tháng/lần và bị bệnh có thể cần cân thường xuyên hơn
3.2.3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng
a) Mục đích việc sử dụng biểu đồ
- Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ.
- Theo dõi sự phát triển: lẫy, bò, đi, nói...
- Ghi nhận những sự kiện liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ, đời sống của trẻ: thời điểm cho ăn bổ sung, ốm bệnh phải điều trị...
- Hướng dẫn các bà mẹ về cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
- Quá trình theo dõi này phải được tiến hành khi trẻ mới sinh cho đến 5 tuổi.
b) Mô tả biểu đồ tăng trưởng (WHO 2006) (Phụ lục 4)
Biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) bao gồm các thành phần sau:
a) Hai mặt của biểu đồ: Biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) bao gồm hai loại biểu đồ trên cả hai mặt: Biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi.
b) Các trục đo trong biểu đồ:
- Trục tháng tuổi (nằm ở phía dưới của biểu đồ): từ 0 đến 60 tháng và được nhóm từ 1 đến 5 tuổi.
- Trục thang đo:
• Biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi: Trục cân nặng từ 0 đến 30 kg ở bên trái và từ 8 đến 30 kg ở bên phải (đơn vị chia 2 kg).
• Biểu đồ theo dõi chiều dài nằm/chiều cao theo tuổi: Trục chiều dài nằm/chiều cao đứng từ 45 đến 125 cm ở bên trái và từ 60 đến 125 cm nằm ở bên phải (đơn vị chia 5 cm).
c) Cách chấm biểu đồ tăng trưởng
(1) Điền thông tin xác định của trẻ vào cả hai mặt mặt của BĐTT:
• Chọn loại biểu đồ dành cho bé trai (màu xanh nước biển) hay bé gái (màu hồng nhạt) đúng với giới tính của trẻ được theo dõi.
• Điền đầy đủ họ và tên, địa chỉ và ngày tháng năm sinh của trẻ vào cả hai mặt của biểu đồ.
(2) Lập lịch tháng tuổi:
• Viết tháng sinh và ngày sinh trẻ vào ô đầu tiên (ô tháng sinh) trong lịch tháng tuổi.
• Những ô tiếp theo ghi những tháng tiếp theo sau tháng sinh của trẻ.
• Hết một năm lại chuyển sang một năm mới (nhớ đánh dấu năm mới ở phía dưới ô tháng 1 của năm đó), cứ như vậy lập cho hết đến 60 tháng tuổi).
(3) Chấm BĐTT cân nặng theo tuổi:
Sau khi đã có cân nặng, chiều cao hoặc chiều dài và tháng tuổi của trẻ, dùng ê-ke để tìm ra điểm chấm trên biểu đồ, một cạnh của ê-ke trùng với vạch đứng và cắt trục tháng tuổi tương ứng với tháng cân đo trẻ, cạnh kia tương ứng với cân nặng chiều cao hoặc chiều dài của trẻ. Đỉnh góc vuông của ê-ke chính là điểm chấm được trên BĐTT.
Vị trí của điểm chấm trên các kênh của BĐTT sẽ cho biết tình trạng dinh dưỡng cân theo tuổi của trẻ tương ứng với màu của kênh trên biểu đồ.
Nối điểm chấm của các tháng đã cân đo sẽ có đường biểu diễn tăng trưởng của trẻ.
Nhận định kết quả:
• Các giá trị đo của trẻ ở kênh từ -2 đến +2 (khoảng màu xanh) là bình thường.
• Các giá trị đo của trẻ ở kênh dưới -2 (khoảng màu cam) là SDD vừa.
• Các giá trị đo của trẻ ở kênh dưới -3 (khoảng màu đỏ) là SDD nặng.
• Các giá trị đo của trẻ ở kênh trên +2SD (khoảng màu vàng) là thừa cân.
• Nếu đường tăng trưởng của trẻ đi lên là bình thường.
• Nếu đường tăng trưởng của trẻ nằm ngang là đe dọa.
• Nếu đường tăng trưởng cân nặng của trẻ đi xuống là nguy hiểm.
Lưu ý:
Sự tăng cân nặng, chiều cao hoặc chiều dài quan trọng hơn con số thực tế đo được.
Bất cứ trẻ nào nếu không tăng cân trong 3 tháng thì phải đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Trong 6 tháng đầu nếu đường biểu diễn đi ngang hoặc đi xuống đều là nghiêm trọng.
3.2.4. Một số chỉ số nhân trắc khác
Bảng 5. Công thức tính chu vi vòng đầu của trẻ
Tuổi
|
Công thức tính chu vi vòng đầu
|
< 6 tháng
|
43-1,5 (6-n). n: số tháng
|
6-12 tháng
|
43-0,5 (n-6): n là tháng tuổi
|
1-2 tuổi
|
50-1(5-n) n: là số năm tuổi
|
Bảng tham chiếu chu vi vòng đầu (Phụ lục 13)
Bảng 6: Ngưỡng đánh giá TTDD trẻ em theo vòng cánh tay (MUAC)
≥ 12,5cm
|
bình thường
|
≥ 11,5 - 12,4cm
|
SDD vừa
|
< 11,5 cm
|
SDD nặng
|
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới năm 2006:
Suy dinh dưỡng cấp tính nặng: MUAC <11,5cm (tương tự < -3SD cân nặng/chiều cao lấy chuẩn tăng trưởng của WHO).
Suy dinh dưỡng cấp tính vừa: MUAC ≥11,5cm - <12,5mm (tương tự ≥ -3SD đến < -2SD cân nặng/chiều cao so với chuẩn tăng trưởng của WHO).
|